Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

Thứ ba, 05/12/2017 10:17

Điều 3.1.LQ.33. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 29 của Luật này, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập mạng bưu chính công cộng trong phạm vi cả nước để cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế; lắp đặt thùng thư công cộng để chấp nhận thư cơ bản;
2. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao theo danh mục, phạm vi, giá cước, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
3. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
4. Kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo vệ công trình thuộc mạng bưu chính công cộng;
5. Sử dụng phương tiện vận tải chuyên ngành đi, đến, đỗ trong đô thị để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định ưu tiên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
6. Không sử dụng doanh thu từ các dịch vụ bưu chính dành riêng để trợ cấp cho các khoản lỗ do việc cung ứng các dịch vụ cạnh tranh khác dưới giá thành;
7. Theo dõi riêng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng và báo cáo kết quả cung ứng các dịch vụ này với Bộ Thông tin và Truyền thông;
8. Sản xuất, cung ứng tem Bưu chính Việt Nam;
9. Sử dụng hiệu quả mạng bưu chính công cộng để kinh doanh dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
10. Không được từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính công ích khi người sử dụng đã thực hiện các yêu cầu về sử dụng dịch vụ.
Điều 3.1.TT.1.. Báo cáo định kỳ:
(Điều   6 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Doanh nghiệp được chỉ định có trách nhiệm báo cáo định kỳ chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo mẫu quy định tại phụ lục V và phụ lục VI của Thông tư này.
2. Trước ngày 20 tháng 01 và ngày 20 tháng 7 hàng năm, doanh nghiệp được chỉ định báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính công ích đã cung ứng trong 6 tháng trước đó về Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông. Báo cáo bao gồm: văn bản và bản điện tử (file mềm), bản điện tử gửi về hộp thư điện tử của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông (ictqc@mic.gov.vn) đồng thời với việc gửi báo cáo bằng văn bản.
Điều 3.1.TT.1.7 Báo cáo đột xuất:
(Điều   7 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Doanh nghiệp được chỉ định có trách nhiệm báo cáo Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông về thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính công ích do mình cung ứng khi có yêu cầu.
2. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý có trách nhiệm báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông về thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính công ích do mình cung ứng khi có yêu cầu.
Điều 3.1.TT.1.8.
(Điều    8Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
Các số liệu, tài liệu sử dụng để lập báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính công ích phải được lưu trữ ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày báo cáo. Đơn vị báo cáo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các nội dung và tài liệu, số liệu báo cáo; giải trình và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Điều 3.1.TT.1.11. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra
(Điều 11 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, doanh nghiệp được kiểm tra phải có văn bản ghi rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền sẽ làm việc với đoàn kiểm tra và gửi đến Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra ghi trong quyết định về việc kiểm tra.
2. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của đơn vị được kiểm tra uỷ quyền bằng văn bản phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.
3. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các số liệu, tài liệu và giải trình theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
4. Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tồn tại về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của đoàn kiểm tra
(Điều 14 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực áp dụng, doanh nghiệp được chỉ định phải ban hành quy chế tự kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo quy chuẩn và việc tuân thủ các quy định của Thông tư này.
(Điều   15 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 Sáu (06) tháng một lần, doanh nghiệp được chỉ định phải tổ chức tự kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính công ích; kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích theo quy chuẩn. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá phải được lập thành văn bản theo mẫu quy định tại phụ lục VII của Thông tư này.
Điều 3.1.TT.1.16.
(Điều   16 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
Doanh nghiệp được chỉ định phải lưu trữ kết quả tự kiểm tra, đánh giá và các số liệu, tài liệu sử dụng để xây dựng kết quả tự kiểm tra, đánh giá ít nhất là hai (02) năm kể từ ngày lập kết quả tự kiểm tra, đánh giá và báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Điều 3.1.TT.1. 17. Công bố chất lượng dịch vụ
(Điều 17 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính hoặc giấy xác nhận thông báo hoạt động bưu chính có trách nhiệm công bố chất lượng dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng theo ít nhất một trong các hình thức sau:
a) Công bố trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp,
b)   Niêm yết công khai tại nơi dễ dàng đọc được ở các điểm phục vụ.
c) Trong cam kết với khách hàng ở hợp đồng, phiếu nhận, tờ rơi cung cấp dịch vụ hoặc các hình thức khác.
2. Trường hợp doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng để công bố chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích thì tiêu chuẩn phải bao gồm tối thiểu các tiêu chí sau:
a) Thời gian toàn trình: là khoảng thời gian tính từ khi bưu gửi được chấp nhận đến khi được phát hợp lệ cho người nhận;
b) Thời gian giải quyết khiếu nại.
Điều 3.1.TT.1. 18. Báo cáo chất lượng dịch vụ
(Điều 18 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông.
2. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích tại địa bàn do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Sở.
Điều 3.1.TT.1.19. Kiểm tra chất lượng dịch vụ
(Điều 19 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính quyết định tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính và kiểm tra, đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp công bố. Phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế chất lượng đối với từng dịch vụ cụ thể sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích do mình cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố
Điều 3.1.TT.1. 20. Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện việc công khai thông tin về công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính công ích trên trang tin điện tử (website) của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông. Các thông tin được công khai bao gồm:
(Điều 20 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Tình hình thực hiện công bố chất lượng và các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích mà doanh nghiệp đã công bố.
2. Tình hình chấp hành chế độ báo cáo và các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích mà doanh nghiệp báo cáo.
3. Kết quả kiểm tra thực tế các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích.
Điều 3.1.TT.1. 21. Doanh nghiệp được chỉ định phải có trang tin điện tử (website) và có mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” tại trang chủ của website để công khai thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính của mình. Thông tin công khai phải bao gồm:
(Điều 21 Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)
 
1. Bản công bố hợp quy và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích đã gửi Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông.
2. Các báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính công ích định kỳ đã gửi Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Các kết quả tự kiểm tra, đo kiểm, đánh giá theo quy định tại Điều 16 Chương II của Thông tư này.
4. Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
5. Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
6. Các thông tin về hỗ trợ khách hàng.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top