Quảng Nam: Hợp tác xã nỗ lực chuyển đổi số

Thứ bảy, 05/11/2022 12:50

Việc thực hiện chuyển đổi số tại một số hợp tác xã mở ra nhiều cơ hội, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực tự thân, các hợp tác xã cần thêm sự trợ lực từ cơ chế, chính sách.

u11_3.jpg

Nhận thức chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã nỗ lực số hóa dữ liệu, sử dụng các công nghệ số, dùng mạng internet để tra cứu thông tin mùa vụ, thời tiết, sâu bệnh hại, thổ nhưỡng, giống cây trồng, con vật nuôi, cập nhật kiến thức sản xuất nông nghiệp.

Ông Trương Cảm - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa cho biết, sản phẩm “Gạo an toàn Ái Nghĩa” đã được công nhận OCOP 3 sao và “Bánh tráng Đại Lộc” cũng đã được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Sản phẩm của HTX đã được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini, Sunfood Đà Lạt, siêu thị Big C Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh...

Sản phẩm được trang bị đầy đủ hệ thống tem, mã vạch, truy xuất nguồn gốc với quy trình sản xuất an toàn. Đơn vị cũng đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, đa dạng hóa và số hóa hình thức tiêu thụ sản phẩm như bán hàng online thông qua Facebook page, Zalo, các sàn thương mại điện tử như voso, lazada, shopee; sử dụng các app viettelpost, giaohangtietkiem, vietnampost để giao hàng cho khách hàng.

Không nằm ngoài cuộc, HTX Cát Trắng (xã Tam Thanh, Tam Kỳ) đã xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho Làng nước mắm Bích Họa, tạo mã QR-code, tạo mã Viettelpay cho khách hàng mua sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt, thiết kế logo, nhãn hiệu, hộp đựng và đăng ký nhãn hiệu.

Đơn vị hợp tác với các nhà phân phối tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Sản phẩm đã lên sàn thương mại điện tử Voso của Viettel, Postmart của Bưu điện, Lazada, Shoppe, Facebook… bên cạnh các kênh bán hàng trực tiếp. Sản lượng nước mắm được tiêu thụ năm 2022 là 5.000 lít và năm 2021 là 20.000 lít.

Theo các chuyên gia, CĐS trong sản xuất nông nghiệp là phải ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị như truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm qua hình thức thương mại điện tử. Trên thực tế, CĐS tại các HTX đối diện với không ít khó khăn. Số lượng HTX tham gia CĐS còn ít, chưa quy củ, nhiều đơn vị chưa nhận thức được tầm quan trọng.

Ông Trương Cảm cho hay, CĐS mang lại nhiều lợi ích, cơ hội cho HTX, song khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật đòi hỏi nguồn lực lớn, nên công nghệ, hạ tầng còn thiếu đồng bộ, thiếu nhân lực trẻ, chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định.

Các HTX vẫn đang “tự bơi” trong lộ trình CĐS nên rất cần được hỗ trợ, tư vấn, tập huấn từ các sở ban ngành trong việc tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho xã viên cũng như hỗ trợ nguồn lực đầu tư phần mềm. “HTX Ái Nghĩa được chọn làm điểm CĐS, song tới nay vẫn đang chờ sự hỗ trợ, tiếp sức từ các cơ chế, chính sách của Nhà nước” - ông Cảm nói.

 

Nguồn: baoquangnam.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top