Quảng Nam hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Thứ ba, 20/09/2022 17:12

Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa kinh tế số nông nghiệp, Quảng Nam đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

2009h4.jpg

Thời gian qua, để giúp các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam có thêm cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước, tỉnh Quảng Nam đã đặc biệt chú trọng đẩy mạnh thương mại điện tử hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp.

Quảng Nam đã lập ra sàn giao dịch thương mại điện tử và toàn cảnh thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam hoạt động tại tên miền https://sanpham.quangnam.gov.vn, trên ứng dụng Smart Quảng Nam để tạo điều kiện kết nối giữa nhà cung ứng sản phẩm và người tiêu dùng. Đồng thời, Quảng Nam ban hành nhiều kế hoạch về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn nhằm hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đổi mới phương thức kinh doanh, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi tới mùa cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian.

 

Thông qua các sàn thương mại điện tử và nền tảng số cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, thổ nhưỡng, mùa vụ, giống, phân...Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Hình thành chuỗi các hộ sản xuất nông nghiệp số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn thương mại điện tử), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Chị Bùi Thị Tuyết Nhung (phường An Phú, TP. Tam Kỳ) - chủ thương hiệu Bestone cho biết, được sự hỗ trợ của các sở ban ngành địa phương, cơ sở chị đã áp dụng chuyển đổi số trong vận hành, quản lý và thương mại hoá sản phẩm. "Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử mang lại nhiều tiện ích trong việc vận hành và thương mại hoá sản phẩm. Hiện đơn vị đã tiến hành thương mại sản phẩm trên tất cả các kênh thương mại điện tử, trên websize, facebook, zalo, shopee…" chị Nhung cho hay.

 

Quảng Nam đặt mục tiêu đến hết năm 2022, 100% sản phẩm OCOP có gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử trên sàn thương mại điện tử. Ít nhất 70% sản phẩm OCOP có phát sinh giao dịch và 50% sản lượng sản phẩm OCOP được tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử thương mại điện tử.

70% sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử. Trong đó 50% sản phẩm có phát sinh giao dịch và có 30% sản lượng nông sản được tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử.

70% các hộ sản xuất nông nghiệp có gian hàng số trên sàn thương mại điện tử và có tài khoản thanh toán điện tử. 30% sản phẩm nông sản và hộ sản xuất nông nghiệp có công cụ truy xuất nguồn gốc trên sàn thương mại điện tử.

70% hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo tập huấn, tuyên truyền về kỹ năng số, kỹ năng hoạt động trên không gian mạng, thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận sản phẩm qua nhiều hình thức.

Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng có hiệu quả thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã và hộ sản xuất về kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã yêu cầu Sở Công Thương chủ trì rà soát, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động trang sản phẩm Quảng Nam và sàn thương mại điện tử Quảng Nam. "Báo cáo phải nêu rõ kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam trước ngày 20/9 để xem xét, chỉ đạo", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

 

theocongthuong.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top