Quảng Nam: Chất lượng là ưu tiên hàng đầu

Thứ sáu, 12/07/2013 09:34

Đào tạo trên cơ sở khảo sát nhu cầu lao động, nhu cầu học nghề, xây dựng cam kết với các đối tượng phối hợp thực hiện nhằm đảm bảo đầu ra cho người học... là những điều kiện tiên quyết trước khi tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Quảng Nam.

img

Năm 2013, Quảng Nam phấn đầu đào tạo nghề cho 10.000 lao động nông thôn.

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Quảng Nam, tính đến đầu năm 2013, Quảng Nam đã tổ chức 396 lớp dạy nghề cho 12.126 lao động nông thôn. Trong đó, số lao động học nghề nông nghiệp là 4.245 người, nghề công nghiệp-dịch vụ là 5.536 người và 2.345 lao động tại các làng nghề được đào tạo. Cùng với đó, Quảng Nam cũng đã đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 14.564 cán bộ, công chức cấp xã.

Nhưng điểm cộng lớn nhất trong công tác đào nghề của Quảng Nam chính là tỷ lệ lao động tìm được việc sau đào tạo đạt tới 82,25%. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo và số hộ gia đình trở thành hộ có kinh tế khá sau 1 năm học nghề chiếm con số tương đối khá 3.866 người.
 
Hai mô hình thí điểm đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp của tỉnh cũng đã thành công. Theo đó, 363 lao động tại hai xã Tam Phước huyện Phú Ninh, Duy Phước huyện Duy Xuyên đã được đào tạo nghề may công nghiệp, mộc dân dụng, trồng rau an toàn, trồng lúa chất lượng cao…Hiện tại, hầu hết số lao động học nghề đã có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng. Trên cơ sở kết quả đã đạt được, hai mô hình đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Theo chia sẻ của lãnh đạo Sở LĐTB&XH tỉnh, sở dĩ Quảng Nam đạt được tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo cao là do công tác dạy nghề của tỉnh luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Tỉnh đã thực hiện rất tốt khâu khảo sát nhu cầu lao động, nhu cầu học nghề của DN, người lao động trên địa bàn tỉnh để có sự cân đối hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, trước mỗi khóa đào tạo Quảng Nam luôn cam kết bao tiêu đầu ra với DN, cơ sở phối hợp thực hiện nhằm tạo việc làm cho lao động sau học nghề.
 
Tỉnh cũng đã có sự đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề. Chỉ tính riêng trong 3 năm qua, Quảng Nam đã thành lập mới 4 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện tại Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My; 1 trung tâm dạy nghề kiểu mới tại huyện Duy Xuyên; 7 trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp-dạy nghề. Hệ thống giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề cũng thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
 
Lãnh đạo Sở LĐTB&XH Quảng Nam cũng cho biết, để đảm bảo được hiệu quả công tác dạy nghề, thời gian tới ngoài tăng cường thông tin tuyên truyền tỉnh sẽ lồng ghép công tác dạy nghề với các hoạt động khác như khuyến công,
 
khuyến nông, nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề, khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các DN sản xuất kinh doanh…tham gia vào công tác dạy nghề. Huy động lực lượng nghệ nhân, thợ giỏi, kỹ sư… tại các làng nghề, DN vào giảng dạy. Riêng năm 2013, từ nguồn lực hỗ trợ 22 tỷ đồng Quảng Nam sẽ phấn đấu hoàn thành mục tiêu đào tạo nghề cho 10.000 lao động nông thôn./.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top