Đứng sau đội tuyển Phần Lan là đội tuyển Lithuania, Ba Lan giành vị trí thứ hai, tiếp theo là đội tuyển Gruzia, Estonia. Tổng cộng có 24 đội tham gia sự kiện năm nay. Cuộc tập trận đã phát triển khoảng 5.500 hệ thống ảo hóa có thể chịu hơn 8.000 cuộc tấn công thực tế.
Mục tiêu của "Looked Shields" 2022 bao gồm các công tác huấn luyện, tăng cường khả năng dự báo và sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin, các hệ thống thông tin dân sự và quân sự quan trọng trước các cuộc tấn công theo thời gian thực.
Theo các nhà tổ chức, đây là cuộc tập trận phòng thủ mạng phức tạp và lớn nhất thế giới. Những người tập trận tham gia vào một tình huống giả định là giúp một quốc gia hư cấu đang bị tấn công mạng quy mô lớn. Các chuyên gia tham gia sự kiện sẽ trau dồi kỹ năng trong việc báo cáo sự cố và giảm thiểu sự cố trong nỗ lực bảo vệ các hệ thống công nghệ thông tin dân sự và quân sự, cũng như cơ sở hạ tầng giả tưởng.
Cuộc diễn tập của NATO năm nay đặc biệt mang tính tham khảo chung cho toàn thế giới do quy mô và phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần làm nổi bật sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tài chính và các lĩnh vực khác của các nước trên thế giới.
Carry Kangur, người đứng đầu Bộ phận diễn tập của CCDCOE cho biết kết quả của Locked Shields 2022 là một cuộc chạy đua nước rút. Trong đó, "Đội chiến thắng đã thể hiện khả năng phòng thủ vững chắc trước các cuộc tấn công mạng và web, họ xuất sắc trong việc báo cáo sự cố, thực hiện các quyết định chiến lược và giải quyết các thách thức về hoạt động pháp y, pháp lý và thông tin. Đội thành công nhất là những đội quản lý được tất cả". Ông còn cho biết: “Các nhà hoạch định chiến lược và kỹ thuật viên sẽ phải làm việc cùng nhau để giải quyết đúng đắn tất cả các yếu tố của một cuộc tấn công mạng quy mô lớn”.