Ảnh minh họa
Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị…
Trong thời gian qua, đặc biệt là những tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh tiếp tục được những kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng đưa tỉnh Ninh Bình xếp hạng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (nâng lên 2 bậc so với năm trước) về kết quả thực hiện các chỉ số chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.
Kết quả rõ nét nhất đó là, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành hiện đã và đang triển khai đồng bộ cho 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện ký số hồ sơ, văn bản điện tử.
Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được triển khai đến 100% các cơ quan, đơn vị và sớm hoàn thành việc kết nối theo yêu cầu với các hệ thống của quốc gia.
Nền tảng Chính quyền điện tử/Chính quyền số đang được xây dựng trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tận dụng, kế thừa hạ tầng kỹ thuật, thiết bị sẵn có để phát triển, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Đồng thời, hệ thống thông tin, hạ tầng mạng của tỉnh vận hành ổn định, thông suốt đảm bảo an toàn, an ninh trên không gian mạng.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đồng hành, vào cuộc quyết liệt, qua đó đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả.
Cùng với đó, việc đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử/Chính quyền số, chuyển đổi số trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả.
Tại Hội nghị, các địa biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi về những khó khăn, thuận lợi và phương hướng trong quá trình triển khai, thực hiện chuyển đổi số của ngành nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, tài nguyên và môi trường… đảm bảo cho công tác chuyển đổi số diễn ra theo đúng tiến độ, hiệu quả.
Kết luận hội nghị, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số của tỉnh và đề, đồng thời cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm.
Trong thời gian qua, đặc biệt là những tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh tiếp tục được những kết quả tích cực:
Một số nhiệm vụ quan trọng, nền tảng đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt và vượt chỉ tiêu, yêu cầu Kế hoạch đề ra như:Xây dựng, phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); xây dựng, đưa vào vận hành, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung….; cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực hiện ký số, gửi/nhận hồ sơ, văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh….; Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển dữ liệu dân cư, cung cấp dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06…..
Chính quyền số tỉnh Ninh Bình đang từng bước được hình thành với sự chuyển đổi rõ nét từ phương thức, cách thức hoạt động truyền thống sang phương thức, cách thức hoàn toàn mới dựa trên nền tảng, công nghệ và dữ liệu số như triển khai ký số, gửi nhận văn bản điện tử đã thực sự tạo ra hiệu quả rõ rệt, tạo thói quen làm việc trên môi trường số…
Những nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương đã được ghi nhận trong kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số (DTI) của các Bộ, ngành, địa phương và Ninh Bình tăng 2 bậc so với năm 2020, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành của cả nước. Trong đó, kinh tế số xếp thứ 8; xã hội số và chính quyền số xếp thứ 5.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định đó là, một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số; Hoạt động triển khai các nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số phục vụ chuyển đổi số có việc còn chậm tiến độ, yêu cầu; ứng dụng các Nền tảng số phục vụ chuyển đổi số và đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số còn hạn chế; hạ tầng thiết bị tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ; Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử còn hạn chế, hồ sơ TTHC thuộc lĩnh vực đất đai chưa được khắc phục; Việc thực hiện ký số, gửi/nhận văn bản điện tử qua trục liên thông văn bản Quốc gia ở nhiều đơn vị ở cấp xã chưa đạt yêu cầu; nguy cơ mất an toàn thông tin còn cao.
Để tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh yêu cầu
Tiếp tục xác định Xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cấp chính quyền. Thủ trưởng các cấp, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện ở cơ quan, đơn vị.
Trong thời gian tới, Ninh Bình tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong giai đoạn đầu, dành trọng tâm ưu tiên cho xây dựng, phát triển Chính phủ số, lấy Chính phủ số làm động lực thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá, chỉ đạo triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong năm 2022. Đồng thời, đề xuất các nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị trong Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh năm 2023, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khả thi.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số được UBND tỉnh giao trong năm 2022; Chủ trì, phối hợp tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ, dự án quan trọng phục vụ phát triển Chính quyền số của tỉnh…
Công an tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thường trục Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh, Tập trung tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao chủ trì.
Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, dự án chuyển đổi số. Chú trọng đổi mới phương pháp, cách thức khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thẩm định, tham mưu phê duyệt, bố trí kinh phí, quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án chuyển đổi số.