Những bài học kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số tại Thành phố Đà Nẵng

Thứ sáu, 22/10/2021 13:06

Một trong những kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số giúp Đà Nẵng đứng đầu đứng đầu bảng xếp hạng DTI 2020 khối tỉnh/thành đó là quyết tâm chính trị, cam kết của lãnh đạo Thành phố cùng quan điểm hạ tầng CNTT-TT đi trước một bước…

 Tại Hội thảo Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 và thúc đẩy cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức mới đây, báo cáo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số (CĐS) cấp bộ, cấp tỉnh (DTI) năm 2020 đã được công bố.

Theo báo cáo này, Đà Nẵng là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng DTI 2020 khối tỉnh/thành. Kinh nghiệm thúc đẩy CĐS của Đà Nẵng chính là những bài học được đúc rút từ quá trình triển khai thực tế.

20211022-m03.jpg

 

Quyết tâm chính trị, cam kết của lãnh đạo thành phố

Với quyết tâm đó, Đà Nẵng đã xác định rõ chuyển đổi số là "động lực" trong  phát triển thành phố. Chính quyền là tiên phong. Chính quyền bao gồm cơ quan Đảng và mặt trận, đoàn thể; Cơ quan Đảng sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành chung với các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 28/8 hàng năm được chọn là ngày Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng.

Sự quan tâm đó được thể hiện thông qua Nghị quyết 05 của Ban chấp hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của Ban Chấp hành về CĐS đến 2025, định hướng 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 của BTVTU về phát triển hạ tầng CNTT-TT tiếp cận cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0; Chương trình số 37-CT/TU ngày 31/01/2020 của BTVTU về "Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng CMCN 4.0 gắn với xây dựng CQĐT, TPTM"; Nghị quyết số 270/2019/NQ-HĐND của HĐND thành phố về việc Quy định chính sách hỗ trợ phát triển CNTT.

Ban hành và triển khai kiến trúc

Hiện Đà Nẵng đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử và kiến trúc thành phố thông minh. Chính quyền điện tử theo mô hình tập trung (hạ tầng, cơ sở dữ liệu, nền tảng, ứng dụng tập trung), các cơ quan hầu như chỉ sử dụng, không vận hành.

Thành phố thông minh triển khai vừa tập trung, vừa phân tán; trong đó các cơ quan sử dụng đầu tư và vận hành thiết bị đầu cuối thu thập dữ liệu (IoT) và sử dụng kết quả phân tích dữ liệu để điều hành. Dựa trên trục ha tầng - dữ liệu - ứng dụng thông minh

Triển khai các ứng dụng theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp

Với phương châm "Hiện diện khi cần" và "Hiệu chỉnh ngày khi góp ý", Đà Nẵng lấy bộ chỉ số DTI của Bộ Thông tin và Truyền thông làm lõi, thước đo trong triển khai và đánh giá kết quả của các cơ quan, địa phương.

20211022-m04.jpg

 

Hạ tầng CNTT-TT đi trước một bước

Ưu tiên dự án chỉ tập trung triển khai ứng dụng; triển khai thí điểm trong phạm vi hẹp trước (về phạm vi hoặc về chức năng) sau đó mở rộng, nhân rộng.

Hiện Đà Nẵng đang sở hữu Trung tâm dữ liệu (Tier III, 170TB); Hệ thống WiFi công cộng (430 điểm truy cập); Mạng MAN (350 km cáp quang); Tổng đài dịch vụ công (100 bàn tiếp nhận); Hạ tầng di động 3G, 4G (phủ sóng 100%).

Kế thừa các kết quả của Chính quyền điện tử

Đà Nẵng đã khai thác các cơ sở dữ liệu để phục vụ chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ số và chia sẻ, dùng chung (hiện có 24 cơ sở dữ liệu chia sẻ trên LGSP, cung cấp 41 API, 20 triệu lượt truy cập sử dụng chung).

Triển khai dạng nền tảng thay vì các ứng dụng đơn lẻ

Cách làm này đã đem lại hiệu quả cao, triển khai nhanh, chi phí thấp.

Ví dụ tiêu biểu là nền tảng Cổng dịch vụ công cho phép tạo lập, điều chỉnh nhanh các dịch vụ công khi thủ tục hành chính được ban hành mới hoặc thay đổi; Kho dữ liệu và nền tảng LGSP cho phép triển khai nhanh các ứng dụng (giấy đi đường QR Code triển khai trong 4 ngày, triển khai QRcode khai báo y tế trong 6 ngày...).

Cổng dịch vụ công thành phố của Đà Nẵng hiện giờ đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức 3,4; 84,5% dịch vụ công trực tuyến mức 4; Thí điểm sử dụng dữ liệu số thay thế thành phần hồ sơ (sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh).

Huy động sự tham gia của doanh nghiệp địa phương trong triển khai ứng dụng, làm chủ công nghệ

Với chính sách huy động sự tham gia của doanh nghiệp địa phương, qua đó Đà Nẵng đã phát triển sản phẩm Make in Da Nang/Make in Vietnam như trạm đo mưa, nền tảng VMS, nền tảng quan trắc môi trường, camera giao thông thông minh, các ứng dụng phòng chống dịch Covid-19.

Những ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 của Đà Nẵng đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Với ứng dụng quản lý và cấp Giấy đi đường QRCode, từ ngày 05/9/2021 đến ngày 29/9/2021, các cơ quan thành phố đã tiếp nhận 68.735 đơn vị đăng ký, trong đó phê duyệt 22.559 đơn vị, từ chối 43.015 đơn vị; đã phát hành 507.510 Giấy đi đường.

Ứng dụng quản lý và khai thác dữ liệu khai báo y tế; phục vụ phòng chống dịch chủ động: Đến nay đã phát sinh 6.131.000 lượt khai báo y tế (gấp 6 lần dân số thành phố).

Từ tháng 02/2021) đến nay, phân tích dữ liệu có được số lượt khai báo có sốt, ho là: 31.973 lượt người; tiếp xúc với người nghi nhiễm: 15.396 lượt người; đi về từ vùng có dịch: 639.975 lượt người; Phát hiện người nguy cơ, “chăm sóc”, “thăm khám” kịp thời 70% dân số Thành phố./.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top