Nhìn lại báo chí năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014

Thứ tư, 15/01/2014 10:18

Hội nghị cán bộ toàn quốc về báo chí đã khép lại với những đánh giá, nhìn nhận về tình hình hoạt động báo chí năm qua. Từ đây, cũng xác định rõ nhiệm vụ năm 2014.

img

Quang cảnh hội nghị (Ảnh: vnmedia.vn)

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã đánh giá lại tình hình báo chí năm 2013. Qua đó hội nghị cũng đề ra những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện năm 2014.
 
 
Diện mạo báo chí năm 2013
 
Đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2013, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm, thiên tai xảy ra nhiều nơi. Tranh chấp xung đột lợi ích tại nhiều khu vực trên thế giới tiếp tục diễn ra. Diễn biến trên Biển Đông, Hoa Đông tác động trực tiếp đến các quan hệ chính trị quốc tế.

Báo chí Việt Nam cũng phải đối mặt với tình hình chung đó, tuy nhiên, trong năm qua, có 25 cơ quan báo in thành lập mới, chủ yếu là các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của các viện nghiên cứu, trường đại học nhưng cũng có 2 cơ quan báo chí xin phép tự giải thể đó là Tạp chí Thế giới mới và tạp chí Khoa học Tổ quốc. Năm ấn phẩm “rút” khỏi thị trường báo chí, đó là các tờ: Nam Châm, Lửa ấm của báoTiền Phong, số cuối tháng của Thời báo Tài chính Việt Nam, Bạn đường của báo Giao thông Vận tải, Thế giới học đường của báo Khuyến học Dân trí.

Tuy nhiên, báo chí cũng có những diện mạo mới, các cơ quan báo in có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong phương thức vận hành, hoạt động tòa soạn, trong đó nhiều cơ quan báo chí ra báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Ngoài Đài tiếng nói Việt Nam có đủ các loại hình báo chí, đến nay đã có cơ quan báo chí in cũng được phép ra kênh truyền hình (kênh Truyền hình Nhân dân của báo Nhân dân). Xu hướng một cơ quan báo chí có nhiều loại hình, nhiều phương tiện báo chí là nhu cầu khách quan trong xu thế hội tụ công nghệ hiện nay.

Riêng về báo điện tử, tính đến nay đã có 92 báo, tạp chí điện tử; 265 trang thông tin điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình. Số nhân lực hoạt động trong báo chí, tính đến nay, có khoảng 35.000 người, trong đó có gần 17.000 nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí được cấp thẻ hành nghề.

Nhiệm vụ đặt ra với báo chí năm 2014

Năm 2014, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, vẫn tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Tình hình trong nước kinh tế tiếp tục khó khăn, thách thức của việc kinh tế phục hồi chậm, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh có thể diễn biến phúc tạp... Các thế lực thù đich tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa... Điều kiện này đặt ra cho báo chí những nhiệm vụ hết sức cần thiết phải thực hiện.

Thứ nhất, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích, các cơ quan báo chí cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác sự đồng tình, hưởng ứng của cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương, Nghị quyết Bộ Chính trị, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Chỉ thị 03-CT/TƯ.

Thứ 2, báo chí tuyên truyền, cổ vũ, động viên các phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện có kết quả các nghị quyết của Quốc hội, các luật mới ban hành và các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của chính phủ, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Thứ 3, tuyên truyền, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể cá nhân điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.

Thứ 4, chủ động tích cực đấu tranh, phê phán quan liêu tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; góp phần ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; phát huy vai trò chủ lực trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, vu khống, xuyên tạc tình hình đất nước.

Thứ 5, tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của đất nước theo định hướng.

Thứ 6, thực hiện nghiêm chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các vấn đề phức tạp, nhạy cảm theo quy chế của Ban Bí thư.

Thứ 7, tuyên truyền nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng nền hành chính công khai minh bạch, tăng cường liêm chính trong hoạt động công vụ.

Thứ 8, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí và công tác quản lý Nhà nước về báo chí.

Thứ 9, tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí.

Và cuối cùng, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác chỉ đạo hoạt động báo chí.

Ngoài ra, phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm của công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí trong năm 2014. Đồng chí cũng nhấn mạnh: “Những người làm báo cần tiếp tục nỗ lực để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, khả năng tác nghiệp nhằm hoàn thành trách nhiệm vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề của nền báo chí cách mạng Việt Nam”.
 

 

Hồng Chuyên
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top