Theo trang tin The Hacker News, Bản cáo trạng thay thế mới không chứa bất kỳ sự buộc tội bổ sung nào ngoài bản cáo trạng 18 tội danh trước đó được đệ trình chống lại Assange vào tháng 5/2019, nhưng nó mở rộng phạm vi của âm mưu xung quanh các cáo buộc xâm nhập máy tính mà Assange đã bị buộc tội trước đó.
Người sáng lập WikiLeaks bị buộc tội âm mưu với LulzSec và các nhóm tin tặc ẩn danh
Thứ bảy, 26/09/2020 15:33
Chính phủ Hoa Kỳ đã đệ trình một bản cáo trạng thay thế chống lại người sáng lập WikiLeaks là Julian Assange, cáo buộc anh ta hợp tác với các tin tặc máy tính, bao gồm cả những người liên kết với nhóm LulzSec và các nhóm tin tặc ẩn danh.
Vào tháng 5/2019, Assange bị buộc tội với 18 tội danh theo Đạo luật gián điệp cũ của Hoa Kỳ về việc đăng bất hợp pháp các tài liệu quân sự và ngoại giao được phân loại trên trang web WikiLeaks năm 2010.
Assange bị cáo buộc đã lấy được những tài liệu đó bằng cách âm mưu với Manning - nhà cựu phân tích tình báo quân đội để bẻ khóa mật khẩu hàm băm truy cập vào máy tính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Theo bản cáo trạng thay thế mới chưa được công khai ngày 25/6/2020, Assange và những người khác tại WikiLeaks đã chiêu mộ các tin tặc tại các hội nghị ở châu Âu và châu Á, sau đó lập âm mưu cùng họ thực hiện các cuộc xâm nhập máy tính để mang lại lợi ích cho WikiLeaks.
Kể từ những ngày đầu của WikiLeaks, Assange đã nói trong các cuộc hội thảo về lai lịch của chính mình với tư cách là một "tin tặc tuổi teen nổi tiếng ở Úc" và khuyến khích những người khác tấn công để lấy thông tin cho WikiLeaks.
Trước đó, vào năm 2009, Assange đã từng phát biểu tại hội nghị Hacking At Random rằng, WikiLeaks đã lấy được các tài liệu không công khai từ Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội bằng cách khai thác "một lỗ hổng nhỏ" trong hệ thống phân phối tài liệu của Quốc hội Hoa Kỳ và sau đó khẳng định rằng, tài liệu này là thứ mà bất kỳ ai cũng muốn tìm kiếm nếu họ thưc sự quan tâm.
Không chỉ vậy, bản cáo trạng còn cáo buộc Assange đã truy cập trái phép vào hệ thống máy tính của chính phủ của NATO (30 quốc gia thành viên từ Bắc Mỹ và châu Âu) vào năm 2010.
Hai năm sau đó, Assange liên lạc trực tiếp với một lãnh đạo của nhóm tin tặc LulzSec (người lúc đó đang hợp tác với FBI) và cung cấp cho anh ta một danh sách các mục tiêu để tấn công.
Đối với một mục tiêu, Assange đã yêu cầu nhà lãnh đạo LulzSec tìm kiếm và cung cấp cho WikiLeaks thư, tài liệu, cơ sở dữ liệu và các file pdf. Trong một kênh giao tiếp khác, Assange nói với lãnh đạo LulzSec rằng, các tài liệu bị tấn công được phát hành và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất được lấy từ CIA, NSA hoặc New York Times.
Assange cũng đã nhận được và đăng công khai thông tin trên các email WikiLeaks từ một vụ tấn công dữ liệu đối với một một công ty tư vấn tình báo Hoa Kỳ bởi một tin tặc có liên kết với các nhóm tin tặc ẩn danh và LulzSec. Theo đó, Assange đã gián tiếp yêu cầu anh ta spam công ty nạn nhân đó thêm một lần nữa.
Assange đã bị bắt vào tháng 4/2019 tại London sau khi Ecuador đột ngột rút tị nạn và sau đó bị kết án 50 tuần tù ở Anh vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh của anh ta vào năm 2012.
Nếu bị kết án vì tất cả các tội danh, Assange có thể phải đối mặt với tổng mức án tối đa 175 năm trong nhà tù Hoa Kỳ vì vai trò bị cáo buộc trong "một trong những thỏa hiệp lớn nhất về thông tin mật trong lịch sử Hoa Kỳ".