Ngân hàng điện tử sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai

Thứ ba, 15/12/2015 10:05

Ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc khối bán lẻ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các dịch vụ điện tử và dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai.

img

Đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và 25 ngân hàng ứng dụng Mobile Banking

Ông Huỳnh Song Hào cho biết, hiện số lượng người dùng Mobile Banking đã vượt mốc 1,8 tỉ trên toàn cầu, hơn cả người dùng PC. Đồng thời, có tới 34% các giao dịch bán lẻ trên toàn cầu được thực hiện từ điện thoại di động, trong đó, tại một số thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Anh con số này hơn 45%.

Riêng thị trường Việt Nam, với dân số 92 triệu người có đến 55% người sử dụng smartphone và truy cập mạng bình quân 2 giờ mỗi ngày. Mua sắm trực tuyến chiếm tỉ lệ 58%. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thẻ ngân hàng cũng cho thấy xu hướng tiêu dùng không bằng tiền mặt, góp phần phát triển các dịch vụ thanh toán trên di động. Đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và 25 ngân hàng ứng dụng Mobile Banking.

“Thanh toán qua điện thoại di động đang rất phổ biến ở các nước phát triển khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và khu vực châu Á Thái Bình Dương với mức tăng trưởng hơn 90% mỗi năm. Dự báo của một số tổ chức thanh toán quốc tế, giá trị thanh toán qua điện thoại di động trên thế giới đến năm 2017 có thể vượt 1.000 tỉ USD và gần tương đương với thanh toán bằng thẻ”, ông Hào nhận xét.
Đại diện Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) nhận định, trong 10 năm trở lại đây, thanh toán không dùng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử quan tâm phát triển… giúp thị trường thanh toán trực tuyến trở nên rất đa dạng. Người dùng có nhiều cách để thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến. Chẳng hạn, với dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking bằng việc sở hữu một tài khoản ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hóa đơn, dịch vụ mà ngân hàng có kết nối như trả tiền điện, tiền nước, học phí, vé máy bay, bảo hiểm… Qua cổng thanh toán trung gian: các công ty trung gian thanh toán kết nối với các tổ chức tài chính, website thương mại, ví điện tử giúp cho khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền. Đồng thời, các loại thẻ ngân hàng, ví điện tử cũng đang được phát triển mạnh mẽ trở thành kênh thanh toán chính.

“Một yếu tố đang tác động mạnh mẽ lên sự sống còn của ngân hàng thương mại là quyền lực của người tiêu dùng. Bởi trước đây, khách hàng phải tìm kiếm, dựa vào các dịch vụ của ngân hàng thì nay bản thân mỗi ngân hàng phải tự gia tăng chất lượng dịch vụ, áp dụng nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ mới để thu hút khách hàng. Và trong xu hướng bùng nổ ứng dụng công nghệ trên nền tảng di động hiện nay, khách hàng đến với ngân hàng không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mà còn kỳ vọng nhiều hơn vào sự trải nghiệm. Do đó, mỗi ngân hàng không chỉ tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt mà cần thỏa mãn cả nhu cầu phi tài chính của khách hàng: sự mới mẻ, trải nghiệm và khác biệt”, bà Đặng Tuyết Dung, Phó Tổng giám đốc, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) nhận xét.

Thu Phương
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top