Nền tảng để phát huy tối đa lợi thế
Với quy trình kỹ thuật nuôi mới này, người dân trên địa bàn huyện Thới Bình đã tạo ra sản phẩm lúa sạch, lúa hữu cơ, tôm sinh thái và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình” vào năm 2019. Tất cả sẽ là ưu điểm lớn nhất của mô hình tôm - lúa trong hành trình xuất khẩu. Ðây cũng là cơ sở, là nền tảng để tỉnh đạt mục tiêu khoảng 40.000 ha sản xuất vùng lúa - tôm có sự liên kết giữa nhà nông với với doanh nghiệp vào cuối năm 2025, trong đó có 10.000 ha nuôi theo hình thức hữu cơ được chứng nhận.Dự án nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ba giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh là một trong những bước tiến mới trong quá trình sản xuất. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài và mưa lớn thất thường tác động xấu đến tôm nuôi, đặc biệt là giai đoạn mới thả vào ruộng nuôi. Việc triển khai dự án vào sản xuất là một trong những giải pháp từng bước giúp nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, tăng hiệu quả của mô hình trên vùng đất có lợi thế về canh tác lúa - tôm này, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả dự án thực hiện đạt năng suất trên 50 tấn/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm từ 30-50 con/kg. Năng suất, kích cỡ tôm thương phẩm vượt xa so với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến trước đây.
Cũng nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại nguồn lợi ổn định cho người dân vùng Bắc Cà Mau. Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2020, trên 200 ha của 136 hộ dân. Qua một vụ canh tác, năng suất lúa trung bình khoảng 3,12 tấn/ha, tương đương 624 tấn; năng suất tôm trung bình hơn 273 kg/ha, tương đương 54,6 tấn. Tổng kinh phí thu được từ vụ sản xuất thứ nhất đạt trên 10,9 tỷ đồng. Không chỉ mang về cho người dân khoản thu khá lớn, thành công nhất của dự án là xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm dưỡng giống tôm càng xanh toàn đực và nuôi trồng xen canh tôm - lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đổi thay rõ nét nhất là khu vực ấp 4, 5 thuộc xã Thới Bình, huyện Thới Bình. Khu vực này xuất phát điểm thấp, việc canh tác, sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn vì đất đai nhiễm phèn nặng. Thế nhưng, hai ấp này đã trở trở thành điểm sáng với nhiều bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhờ đẩy nhanh ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, cải đạo đất đai…trên địa bàn xã có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả từ trồng màu cho đến nuôi thủy sản, đặc biệt là mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm. Từ đó, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước. Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn khoảng 1,8% và cận nghèo 1,23%, thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng. Kết quả này tiếp tục tạo đà cho xã bứt phá trong những năm tiếp theo.
Hiệu quả qua từng mô hình
Việc ứng dụng, triển khai các đề tài, dự án KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã và đang đóng góp tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Điện Biên đã triển khai 6 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia; 48 nhiệm vụ cấp tỉnh và xây dựng 53 mô hình ứng dụng cấp huyện trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua triển khai các nhiệm vụ KHCN đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong sản xuất và đời sống, như: Nuôi cá hồi tại xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo); nuôi cá tầm thương phẩm tại Pe Luông (huyện Điện Biên); ghép nhãn nhân tạo tại TP. Điện Biên Phủ... Nhiều mô hình sản xuất đã được chuyển giao và ứng dụng vào thực tiễn, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của ngành Nông nghiệp tỉnh.
Mô hình ương cá giống với quy mô nuôi thả 18.000 con cá giống trọng lượng 50 - 70g/con. Sau 8 tháng nuôi thu được 5,43 tấn cá giống cỡ trung bình. Với giá bán cá giống trắm đen trên địa bàn tỉnh dao động khoảng 60.000 đồng/con, sau khi trừ các chi phí đầu tư thu được lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/ha. Còn đối với mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm với quy mô 2ha, tổng số cá giống thả 10.000 con, sau 17 tháng nuôi, tổng sản lượng thu được trên 14 tấn/ha. Với giá bán trung bình tại thị trường Điện Biên 120 - 140 nghìn đồng/kg, trừ chi phí đầu tư cho lợi nhuận trên 600 triệu đồng/ha.Điển hình như dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình ương cá giống và nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao trên địa bàn tỉnh” là một trong những đề tài nghiên cứu, ứng dụng KHCN mang lại hiệu quả cao. Dự án được thực hiện tại bản Khá, phường Nam Thanh (TP. Điện Biên Phủ) với quy mô 1,2ha ương cá giống và 2ha nuôi cá trắm đen thương phẩm.
Hay như dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sinh sản và nuôi vịt lai thương phẩm (lai vịt Nà Tấu và vịt Super Meat) đảm bảo an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng thành công mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ và thương phẩm; phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt lai theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả nuôi vịt, cải thiện đời sống cho nông dân, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời góp phần bảo tồn giống vịt Nà Tấu.
Mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ và nhân giống vịt qua đánh giá sơ bộ, tốc độ sinh trưởng và phát triển của đàn vịt rất tốt, tỷ lệ sống cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế lây lan dịch bệnh. Đồng thời người dân đã tiếp cận KHCN mới từ quy trình nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường nên hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn so với nuôi theo tập quán truyền thống.
Thông qua triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN, nhiều kỹ thuật sản xuất tiên tiến đã được chuyển giao. Qua thống kê, có khoảng 60% sản phẩm KHCN được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Các mô hình ứng dụng KHCN đã đóng góp tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Hàng trăm kỹ thuật viên, hàng nghìn người dân được tập huấn kỹ thuật đã góp phần thay đổi nhận thức về ứng dụng KHCN trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi./.