Dấu ấn về hạ tầng ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Năm 2020, huyện Đức Phổ được công nhận là thị xã Đức Phổ và được xác định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, hướng đến trở thành thành phố sinh thái, thông minh vào giai đoạn 2031-2035.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), sau 5 năm thị xã Đức Phổ có 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Với 8 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Công viên Làng Gò Cỏ, nếp ngự Sa Huỳnh, nước mắm Bốn Huệ, dầu phụng Phổ Nhơn, dầu lạc Phổ An, chổi đót, tinh bột nghệ, bánh thuẩn và 2 sản phẩm đạt 4 sao gồm: muối hầm, muối tre.
Những trục đường giao thông kết nối các phường và các vùng miền khác đã và đang dần hoàn thiện, tạo động lực thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ cho cả một vùng rộng lớn.
Toàn thị xã đã bê tông, cứng hóa: 179,81km đường xã, đạt 96,9%; 196,04km đường thôn, đạt 83,46%; 271,85km đường ngõ xóm, đạt 85,32%; 559,22km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa.
Hạ tầng nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa được thuận tiện. Đó là tiền đề để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hệ thống y tế, giáo dục được đầu tư hiện đại, nâng cấp. Chất lượng đời sống văn hoá – tinh thần của người dân được nâng cao. Nhân dân tích cực cùng Nhà nước đóng góp xây dựng mới các nhà văn hóa, khu thể thao, mua sắm cơ sở vật chất. Thị xã có 99% hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 100% thôn, xã đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự".
Đến nay, 100% các xã trên địa bàn thị xã Đức Phổ đạt chuẩn NTM; 4 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Từ nay đến năm 2025, UBND thị xã tiếp tục chỉ đạo các địa phương xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo kế hoạch đã đề ra.
Phát triển kinh tế theo hướng đô thị
Ông Vương cho biết, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu thì việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM.
Chính vì vậy, những năm qua, thị xã Đức Phổ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại những đổi thay tích cực về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đức Phổ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Điển hình là Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 Quảng Ngãi đã tự đầu tư kinh phí xây dựng dự án trồng chuối lùn Nam Mỹ, với diện tích 40ha; trồng dưa lưới trong nhà màng; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tỷ trọng nông nghiệp của địa phương giảm từ 18,5% (năm 2015) xuống còn 12,7% (năm 2022). Đến nay, Đức Phổ đã chuyển đổi hơn 400ha đất trồng lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng khác như: Lạc, ngô, mè; thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng với diện tích 1.943,31ha.
Chăn nuôi từ hình thức nhỏ lẻ, hộ gia đình dần được thay thế bằng chăn nuôi trang trại, gia trại với các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều ngư dân đã đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền công suất lớn giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm và tham gia tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Các mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản tiếp tục phát triển mạnh như: nuôi cá lồng bè, hàu Thái Bình Dương, ốc hương, tôm sú sử dụng chế phẩm sinh học; tỷ lệ che phủ rừng tăng cao, trồng rừng gỗ lớn được nhân rộng.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), sau 5 năm thị xã Đức Phổ có 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Với 8 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Công viên Làng Gò Cỏ, nếp ngự Sa Huỳnh, nước mắm Bốn Huệ, dầu phụng Phổ Nhơn, dầu lạc Phổ An, chổi đót, tinh bột nghệ, bánh thuẩn và 2 sản phẩm đạt 4 sao gồm: muối hầm, muối tre./.