Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông
Có thể thấy, quan điểm nổi bật của Luật là quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
Mặc dù đấu giá lựa chọn doanh nghiệp dựa trên mức trả giá của doanh nghiệp nhưng vẫn đặt mục tiêu doanh nghiệp phải triển khai mạng lưới để tạo ra một hệ thống hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Do vậy, Luật lần này đã bổ sung quy định về các cam kết triển khai mạng lưới của doanh nghiệp, kèm theo đó là các biện pháp xử lý nếu doanh nghiệp không thực hiện theo cam kết; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp khi dùng các băng tần dành cho thông tin di động.
* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện đã được Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua tại phiên họp chiều 09/11 kỳ họp thứ 4 với 444/447 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 89,16% tổng số đại biểu Quốc hội). * Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023, sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động viễn thông và tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia. |
Một số vấn đề như Chính phủ sẽ tổ chức xác định giá khởi điểm như thế nào, khi đấu giá chỉ có một doanh nghiệp tham gia đấu giá… sẽ được xử lý trong Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.
Ông Lê Văn Tuấn cũng cho biết, để nhanh chóng đưa Luật vào cuộc sống, bảo đảm phù hợp với những yêu cầu thực tiễn, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã được trình Quốc hội trong hồ sơ. Với trách nhiêm là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ sớm ban hành. Đây là việc cần ưu tiên để đảm bảo Nghị định sớm có hiệu lực, đồng bộ với hiệu lực của Luật./.