Quản trị Blockchain được ban hành như thế nào (những gì mọi người làm trong thực tế) - có thể khác biệt đáng kể so với cách quản trị Blockchain được hình dung (những gì mọi người mong muốn thực hiện).
Không có một định nghĩa thống nhất về Blockchain, nhưng mọi người thường chấp nhận sử dụng chung một khái niệm: Blockchain là một sổ cái phân tán được chia sẻ bởi nhiều bên, mà các bên có thể thêm các giao dịch vào sổ cái. Điều này ngụ ý rằng những thay đổi được phản ánh nhất quán với tất cả các bên đối tác, cho phép đối chiếu những mâu thuẫn trong sổ cái một cách hiệu quả.
Những người đề xuất công nghệ Blockchain, nhằm mục đích sổ cái hầu như bất biến mà không cần quản lý tập trung, có nghĩa là Blockchain sẽ không yêu cầu bên thứ ba xác nhận độ tin cậy nội dung của sổ cái. Bitcoin, một triển khai Blockchain đầu tiên, đã thành công trong việc cho phép thanh toán kỹ thuật số mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba đáng tin cậy nào.
Việc quản lý phi tập trung như vậy được kỳ vọng sẽ mang lại sự tiết kiệm chi phí (không thông qua trung gian) và trao quyền cho những người tham gia, vì các bên sử dụng Blockchain không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba xác thực. Nhưng những lợi ích này chỉ được thực hiện thông qua phi tập trung; nếu phi tập trung hóa không thành hiện thực, các vấn đề về năng lực và xác thực sẽ lại là vấn đề cần quan tâm. Chúng ta có thể hiểu được mâu thuẫn này bằng cách nhận dạng các cách quản trị Bitcoin khác nhau - một ví dụ nguyên mẫu của Blockchain - được điều chỉnh, cả ở dạng được hình dung và trong thực tế. Bốn khía cạnh của quản trị Bitcoin
Điều hành các giao dịch mới
Hàng triệu người sử dụng Bitcoin và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký một giao dịch. Nhưng trong thực tế có một số yếu tố của việc tập trung hóa. Người dùng đôi khi phải trả phí giao dịch để khuyến khích xác thực giao dịch nhanh hơn. Theo dữ liệu của BitInfoCharts, khi chuyển tiền Bitcoin ra tiền thực, mọi người hiện đang phải trả trung bình 28 đô la và phải mất thời gian trung bình là 78 phút để thực hiện một xác nhận giao dịch Bitcoin (theo Blockchain.com).
Do đó, người dùng không muốn trả phí giao dịch hoàn toàn có thể chọn không giao dịch hoặc phải chờ lâu hơn để xác thực giao dịch của họ. Một cuộc tranh luận đã được đưa ra trong cộng đồng Bitcoin xung quanh thời gian giao dịch và phí. Phí giao dịch và tốc độ chậm đã dẫn đến việc phân nhánh Blockchain. Các nhánh Bitcoin này đã sinh ra vì một số người trong cộng đồng Bitcoin tin rằng quy mô của các khối - hồ sơ về các giao dịch trên mạng - nên được tăng lên.
Điều chỉnh sự đồng thuận
Các giao dịch mới cần được xác nhận để trở thành một phần của Blockchain. Một cơ chế đồng thuận chỉ định cách để nhiều nút có đồng ý về việc giao dịch có hợp lệ hay không và nên được thêm vào Blockchain. Trong Bitcoin, người ta hình dung rằng bất kỳ ai cũng có thể xác thực và thêm giao dịch. Mỗi lần chỉ có một người dùng được phép làm như vậy. Người dùng lặp đi lặp lại việc cạnh tranh cho quyền này bằng cách để máy tính của họ tìm kiếm một số chưa biết. Tham gia vào quá trình này, được biết đến là "đào Bitcoin", tốn nhiều tài nguyên và chi phí - đổi lại, những người chiến thắng nhận được Bitcoin.
Cơ chế đồng thuận cho phép xác thực các giao dịch phi tập trung. Cơ chế phi tập trung rất quan trọng, dựa trên cơ sở các lập luận rằng hệ thống Bitcoin có thể thay thế các ngân hàng và hoạt động mà không có bên thứ ba đáng tin cậy bảo vệ các sổ cái giao dịch.
Mặc dù được hình dung là phi tập trung hóa, chi phí khai thác cao đã dẫn đến cân nhắc việc đồng thuận tập trung trên thực tế. Để chia sẻ rủi ro chi phí tài nguyên nhưng không giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, các nhóm đào đã dần hình thành các nhóm khai thác. Điều này dẫn đến chỉ một số nhóm khai thác xác thực hầu hết các giao dịch. Đồng thời, các nhóm khai thác tính phí các thợ đào khi tham gia, với các nhóm khai thác lớn hơn thì phí được tính nhiều hơn. Do đó, họ thu hút ít thợ đào hơn và phát triển chậm hơn. Không chắc là môi trường sẽ kết thúc với việc tập trung hoàn toàn khi chỉ còn một nhóm khai thác. Vì vậy, trong khi trong thực tế đạt được sự đồng thuận tập trung nhiều hơn so với dự kiến, nhưng một mức độ phi tập trung nhất định vẫn còn tồn tại.
Quản lý các bản cập nhật
Một khi Blockchain đang hoạt động, việc cập nhật cho giao thức Blockchain là cần thiết, hoặc là mong muốn. Trong Bitcoin, người ta có thể hình dung rằng bất kỳ ai cũng có thể phát triển và đề xuất cập nhật giao thức. Tuy nhiên, trên thực tế, những thay đổi này thường chỉ được đề xuất bởi một số ít nhà phát triển và các cuộc thảo luận được tập trung hóa cao, với một số ít người cung cấp nhiều đóng góp hơn đáng kể so với phần còn lại.
Quản lý thiết kế
Trước khi Blockchain bắt đầu hoạt động, giao thức Blockchain cần phải được thiết kế. Khía cạnh quản trị này khác với các khía cạnh khác bởi 2 lí do.
Một là thiết kế được ban hành trước ba khía cạnh còn lại (Các lớp cơ hội giá trị mới - có 4 khía cạnh như sau: 1 - Cơ hội tạo giá trị ở cấp độ vĩ mô; 2 - Cơ hội gián đoạn ở cấp độ vi mô và tăng trưởng; 3 - Vai trò của các yếu tố bên ngoài; 4 - Vai trò của hệ sinh thái công nghệ (Người sáng lập/Vườn ươm/Nhà đầu tư)).
Thứ hai là đã có rất ít tranh luận về việc liệu thiết kế ban đầu nên được phân cấp hay tập trung - điều đáng ngạc nhiên là sự ủng hộ xung quanh việc phân cấp trong Blockchain. Trong thực tế, việc phát triển giao thức thường tập trung và phối hợp cao. Trong trường hợp của Bitcoin, thiết kế ban đầu được đề xuất bởi Satoshi Nakamoto, một thực thể mà chưa biết là một trình phát triển sách trắng Bitcoin năm 2008 không thể được xây dựng trên cơ sở phân cấp mạnh mẽ.
Quản trị blockchain giữa hình dung và thực tế
Ví dụ về Bitcoin cho chúng ta thấy cách quản trị Blockchain trên thực tế có thể khác biệt đáng kể so với cách quản trị được hình dung. Để gửi và xác nhận giao dịch, cũng như cập nhật giao thức, việc quản trị được ban hành dường như tập trung hơn đáng kể so với quản trị được hình dung. Ngay cả khi phân cấp được hình dung, nó có thể không thành hiện thực. Chúng ta có thể thấy rằng trong thực tế, các kích thước liên quan đến thiết kế (phát triển và cập nhật giao thức) có xu hướng được đánh dấu bằng quản trị tập trung đặc biệt, trong khi các kích thước có liên quan đến việc sử dụng Blockchain thực tế (xác thực giao dịch và gửi) có xu hướng phi tập trung nhiều hơn.
Kể từ khi các công nghệ Blockchain ra mắt, mặc dù chúng được hình dung như thế nào, trên thực tế việc quản trị thường tập trung hơn; vì quyền quyết định phi tập trung thường tốn kém và khó có thể được thực hiện. Chuyên môn, danh tiếng, thời gian hoặc tiền bạc đều có thể được yêu cầu để có được quyền quyết định. Những chi phí này càng cao thì càng ít người muốn tham gia, điều này góp phần tập trung hóa trong thực tế.
Bitcoin là một Blockchain mở (không cần cấp phép - permissionless Blockchain), tuy nhiên với các chuỗi khối đóng (được cấp phép) như Hyperledger Fabric của IBM, thì có hạn chế người có thể đề xuất cập nhật giao thức, xác thực giao dịch và gửi giao dịch - việc quản trị chuỗi khối được hình dung là tập trung hơn so với các chuỗi khối không cần cấp phép.
Blockchain Bitcoin ban đầu vẫn hoàn toàn mở, nhưng khi các công ty và tổ chức bắt đầu áp dụng công nghệ này, họ đã sẵn sàng hy sinh sự tin cậy và tính minh bạch để có quyền kiểm soát truy cập cũng như tùy chỉnh dễ dàng hơn.
Cân nhắc tiềm năng phi tập trung hóa
Blockchain dựa trên nguyên lý quản trị phi tập trung. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần xem xét cẩn thận hai điều.
Thứ nhất, quản trị phi tập trung không phải là một tính năng cần thiết của Blockchain; tính năng này cần được ban hành.
Thứ hai, lợi ích của quản trị phi tập trung có thể không phải lúc nào cũng xứng đáng với các chi phí liên quan. Các nhà phát triển giao thức có thể làm việc hiệu quả hơn trên chính giao thức của họ hoặc trong các nhóm nhỏ. Ngay cả việc xác thực giao dịch phi tập trung có thể không phải lúc nào cũng vượt trội, vì cơ chế đồng thuận chậm và sử dụng nhiều năng lượng.
Tài liệu tham khảo
1. https://hbr.org/2019/09/will-we-realize-Blockchains-promise-of-decentralization
2. https://www.cnbc.com/2017/12/19/big-transactions-fees-are-a-problem-for-Bitcoin.html
(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3+4 tháng 5/2020)