Dùng công nghệ số để thay đổi cách vận hành công việc để tạo giá trị cao hơn

Thứ hai, 30/11/2020 14:41

Dùng công nghệ số để thay đổi cách vận hành công việc, trung vào những công việc cần nhiều tri thức hơn, tạo ra giá trị cao hơn. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ TT&TT tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 11/2020 của Bộ TT&TT vừa diễn ra sáng ngày 30/11, tại Hà Nội.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, đại diện các doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với các điểm cầu tại Bộ TT&TT, Văn phòng Bộ ở Đà Nẵng và TPHCM.

Tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cách chỉ tiêu được giao
 
Về Bưu chính: Tính đến ngày 30/11, Mã địa chỉ gắn với bản đồ số (Vmap) đã hoàn thành gắn mã hơn 23,4 triệu địa chỉ. Đối với xây dựng CSDL lĩnh vực bưu chính đã xong bước 1 về CSDL doanh nghiệp bưu chính. Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2020 là hoàn thành CSDL.
 
Lĩnh vực Viễn thông: Tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (hiện đạt 15%, cuối năm 2020 sẽ đạt 17%); Tỷ lệ thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số thành công (đạt 93,1%). Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 74,3%; có 38/63 địa phương lập kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông (đạt 60%)…
 
20201130-l8.jpg
 
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 11/2020
 
Ứng dụng CNTT: Tỷ lệ Bộ/ngành/địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu đạt 97,4%, đến hết 2020 đạt 100%; Tỷ lệ CQNN công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng DVC trực tuyến đạt 87,8%; tỷ lệ DVC trực tuyến mức 4 đạt 27,01%; tỷ lệ DV trực tuyến phát sinh hồ sơ là 40,39%; hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 23,5%; Hoàn thành kế hoạch 100 chuyên gia chuyển đổi số cho Bộ/ngành/địa phương. Phát triển Chính phủ điện tử được giao 77 nhiệm vụ, hoàn thành đúng hạn 43 nhiệm vụ (đạt 54,8%); đang thực hiện trong hạn 21 nhiệm vụ (đạt 27,3%)…
 
Về lĩnh vực An toàn an ninh mạng: Tính đến ngày 31/11 tỷ lệ các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được triển khai bảo vệ 4 lớp (đạt 96,4%); tỷ lệ các bộ/ngành/địa phương triển khai các giải pháp ATTT đạt 96,4%; Việt Nam đang xếp hạng 50 về chỉ số an toàn an ninh mạng (GCI).
 
Lĩnh vực ICT: 0,6 DN Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân đạt 0,6 doanh nghiệp; sản xuất thiết bị 5G; sản xuất smartphone giá rẻ (56.000 điện thoại, giá trung bình 600k/chiếc). Cả nước có 5 khu CNTT tập trung.
 
Về lĩnh vực Báo chí - truyền thông: Đã có 59/78 cơ quan, tổ chức đã hoàn thành quy hoạch báo chí. Thường xuyên rà soát, xử lý thông tin xấu độc trên không gian mạng (đã xử lý 95% thông tin trên mạng Facebook, đã xử lý 87% thông tin trên Google. Cả nước có 42/63 tỉnh/thành phố có thiết bị  truyền thanh ứng dụng CNTT-VT (đạt 66,7%).
 
Về xây dựng Nghị định: Bộ TT&TT được giao triển khai thực hiện 07 Nghị định, đã ban hành 02, đã trình chưa ban hành 04 và đang thực hiện trong hạn 01.
 
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2020, Bộ TT&TT đã chủ động, tích cực triển khai hoàn thiện nhiều văn bản pháp lý quan trọng.
 
Theo đó, đối với việc xây dựng Thông tư:Tổng số được giao 50 Thông tư, đã ban hành 39; đang thực hiện trong hạn 08 và quá hạn 03
 
Bên cạnh đó, trong năm 2020, Bộ TT&TT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  giao thực hiện 25 Đề án (trong đó đã ban hành 05 Đề án, 12 Đề án đã trình chưa ban hành, 4 Đề án đang thực hiện trong hạn và 03 đang quá hạn…). Đối với nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: 576 nhiệm vụ (hoàn thành đúng hạn 477 (82,8%), đang thực hiện trong hạn 26% (4,5%)…). Đối với nhiệm vụ Bộ trưởng giao: 576 nhiệm vụ (hoàn thành đúng hạn 477 (82,8%); đang thực hiện trong hạn 26 (4,5%)…).
 
Cũng trong tháng 11/2020, Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Thông tư số 32/2020/TT-BTTTT ngày 04/11/2020 Quy định Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng’; Thông tư 33/2020/TT-BTTTT ngày 04/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2013/TT-BTTTT về quản lý chất lượng dịch vụ VT; Thông tư số 36/2020/TT-BTTTT ngày 13/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2016/TT-BTTTT về đào tạo, cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải; Thông tư số 37/2020/TT-BTTTT ngày 13/11/2020 Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình số mặt đất băng tần 470-694 MHz; Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 14/11/2020 Quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông...
 
Dùng công nghệ số để thay đổi cách vận hành để tạo ra giá trị
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng yêu cầu, cần tập trung cao độ cho công tác Tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 (dự kiến thực hiện trong tháng 12/2020). Theo đó, nội dung trọng tâm là nhìn lại kết quả 5 năm (giai đoạn 2016-2020) của ngành TT&TT, định hướng cho 2021 và giai đoạn 5 năm tới (2021-2025) với những thông điệp lớn của lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo Bộ TT&TT. Cần có infographic của từng lĩnh vực cụ thể, chú ý cách thể hiện độc đáo, hoa học, hấp dẫn.
 
20201130-l7.jpg
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Đối với việc thành lập Phòng truyền thống ngành TT&TT, Bộ trưởng giao Văn phòng Bộ triển khai thực hiện nhưng phải xuất sắc và độc đáo. Trên thực tế, có khá nhiều bộ, ngành làm tốt mô hình phòng truyền thống, có thể học tập. Về nội dung phải tham vấn các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, các đồng chí lão thành của Ngành đã về nghỉ hưu, lãnh đạo đơn vị qua các thời kỳ…. Khái quát được tất cả các lãnh đạo Bộ từ thời kỳ đầu tiên đến nay, nêu rõ những thành tựu nổi bật của từng thời kỳ lãnh đạo.
 
Việc tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp số do Bộ TT&TT tổ chức Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tham dự, Bộ trưởng giao cho các đơn vị có liên quan thống nhất lại ngày thực hiện.
 
Đối với Bộ quy tắc ứng xử trên mạng, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan tham mưu cần nghiên cứu kỹ.
 
Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị ưu tiên số một cho nhiệm vụ bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Bởi vậy, các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ bảo vệ Đại hội XIII của Đảng cần triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp và theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.  
 
Đối với việc thực tập cấp phó (Phó vụ trưởng, Phó Cục trưởng) thì cấp trưởng phải giao việc mới, việc khó cho thực tập cấp phó thực hiện. Để bổ nhiệm được thì cấp phó thực tập phải có thành tích xuất sắc. Hàng tháng có đánh giá và báo cáo lãnh đạo Bộ. Nếu không có kết quả tốt, hết thời gian thực tập không có thành tích xuất sắc thì không bổ nhiệm nữa. Bộ trưởng giao Vụ Tổ chức cán bộ soạn văn bản hướng dẫn về cấp phó thực tập gửi các đơn vị và năm tới sẽ luân chuyển cán bộ cấp trưởng, phó phòng, thậm chí cả chuyên viên từ đơn vị này sang đơn vị khác. Bộ trưởng chỉ rõ: “Trách nhiệm của lãnh đạo là phải nhìn thấy nhân viên giỏi để giao việc cho họ, thử thách, rèn luyện, bồ dưỡng họ để kịp thời bổ sung vào các vị trí lãnh đạo thuộc đơn vị và tạo nguồn cán bộ cho ngành TT&TT”.
 
Tập trung đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong Bộ TT&TT, Bộ cần phải đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia và làm mẫu cho các Bộ, ngành, đại phương học tập, triển khai. Bộ trưởng giao Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ TT&TT (do Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm thường trực) chủ động dẫn dắt và đẩy nhanh theo hướng platform những gì dùng chung được thì triển khai luôn.
 
Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT, Cục TTĐN cần tập trung phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt về Hội nghị báo chí toàn quốc, Hội nghi TTĐN toàn quốc trong thời gian tới. , cần sơ kết hoạt động liên kết báo chí…
.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách vận hành, tập trung vào những công việc cần nhiều tri thức hơn, tạo ra giá trị cao hơn cho cơ quan, tổ chức và xã hội"...
 
 

 

Đăng Quý
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top