Người VNPT và câu chuyện “hút” khách hàng từ doanh nghiệp đối thủ

Thứ ba, 28/07/2015 16:06

Là một trong 20 gương mặt điển hình tiên tiến ngành TT&TT giai đoạn 2011 – 2015, anh Nguyễn Văn Long (sinh năm 1974, người Đô Lương, Nghệ An) - tổ trưởng tổ kinh doanh thuộc Phòng bán hàng Vinh, Trung tâm Kinh doanh Viễn thông Nghệ An được biết đến là cá nhân có nhiều thành tích tại VNPT khi bén duyên với công việc kinh doanh của tập đoàn sau 19 năm làm kỹ thuật, liên tục giúp tăng trưởng doanh thu tại thị trường được giao phụ trách, có nhiều cải tiến về kỹ thuật làm lợi cho VNPT.

img

 Anh Nguyễn Văn Long.

 Rẽ sang kinh doanh sau 19 năm làm kỹ thuật
 
Chia sẻ với ICTnews, anh Nguyễn Văn Long cho hay xuất phát điểm của anh là “dân” kỹ thuật, có 19 năm (kể từ năm 1993) trải qua nhiều công việc khác nhau như làm nhân viên trực tổng đài, công nhân dây máy, sửa chữa. Tới năm 2012, theo điều động của cấp trên, đang ở vị trí tổ trưởng tổ sửa chữa anh chuyển sang ngã rẽ mới là làm tổ trưởng tổ kinh doanh thuộc Phòng bán hàng Vinh, Trung tâm Kinh doanh Viễn thông Nghệ An.
 
“Ngay khi nhận công tác mới, tôi thực sự loay hoay và lúng túng do kiến thức về kinh doanh còn rất ít ỏi, khó có thể hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo giao phó”, anh Long nhớ lại.
 
Tuy nhiên tại thời điểm năm 2012, VNPT đang triển khai chương trình “Nụ cười VNPT” với một khí thế mới trên quy mô toàn tập đoàn để tiếp cận khách hàng, phát triển thị trường. Không có nhiều thời gian để lúng túng hay lo lắng, anh Long đã nhanh chóng bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp tiếp thị, bán hàng cho công việc mới của mình. Và khi đó, chính các kiến thức chuyên môn trong nhiều năm lăn lộn làm kỹ thuật lại chính là điều kiện thuận lợi để anh phát triển công việc kinh doanh: Từ một nhân viên kỹ thuật VNPT chuyên xử lý các sự cố cho khách hàng thì nay lại quay lại tư vấn cho họ sử dụng dịch vụ. Tiếp xúc với khách hàng, anh hiểu rất rõ về họ trên địa.
 
Để phát triển thuê bao di động trả sau, anh và đồng nghiệp thường xuyên tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn gói cước phù hợp. Đến các cơ quan, doanh nghiệp, các địa bàn khu dân cư để truyền thông quảng cáo, rải tờ rơi các loại dịch vụ, hỗ trợ khách hàng khi có sự cố trong quá trình sử dụng, phân tích những ưu thế của VNPT…
 
Trong hoạt động bán SIM thẻ, anh xây dựng kế hoạch định kỳ hỗ trợ điểm bán, đại lý như truyền thông quảng cáo; triển khai bán hàng cho điểm bán trên các khu vực dân cư, tới các trường học, nhà máy… đề xuất hợp tác bán SIM sinh viên, sim Uzone cho công nhân; ký kết hợp đồng với nhiều đại lý để mở rộng kênh bán hàng, tuyển chọn đào tạo nhiều cộng tác viên, sử dụng đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, có trình độ thường xuyên tổ chức các điểm bán tại các địa bàn đông dân cư, tăng tỷ lệ chiết khấu cao cho khách hàng khi mua thẻ cào…
 
Trong đó, anh Long cho biết bản thân anh đặc biệt chú trọng sử dụng kênh quảng bá, bán hàng qua mạng xã hội, trong đó có trang mua bán online lớn tại Nghệ An là Chợ Vinh (chovinh.com).
 
Kết quả, hàng tháng anh phát triển hàng trăm thuê bao trả sau của dịch vụ như VinaPhone, MyTV, ADSL, FiberVNN…, bán hàng nghìn SIM trả trước và hàng trăm triệu tiền thẻ cào VinaPhone.
 
Phải dùng dịch vụ của đối thủ để… hút khách của chính đối thủ
 
Chia sẻ với ICTnews về những thách thức trong hoạt động kinh doanh, anh Long cho biết, bên cạnh việc phát triển mới thị trường thì lúc nào cũng “nơm nớp” lo giữ chân được khách hàng truyền thống và thu nợ. Để có thể làm được điều đó, không có cách nào khác là luôn phải tìm hiểu khách hàng, phân loại đối tượng về ngành nghề, thói quen sinh hoạt, kiên trì tạo sự thân thiện với khách hàng.
 
Ngoài ra, cần kết hợp phát triển thuê bao mới và tư vấn kỹ cho khách hàng về tính năng của gói cước, định kỳ hỏi thăm khách hàng về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm để phối hợp chăm sóc khách hàng tốt nhất. Đây cũng là lý do giúp cho hàng tháng, tỷ lệ thu nợ phát sinh tăng dần từ 98% đến 99%.
 
Để có thể thu hút được khách hàng từ mạng khác sang, anh thường xuyên khảo sát thị trường, lấy ý kiến của khách hàng đang sử dụng nhiều dịch vụ của nhà cung cấp khác; triển khai truyền thông quảng cáo, phân tích cho khách hàng về những ưu thế của VNPT, ưu tiên chọn số đẹp, số dễ nhớ, số gần giống với khách hàng đang dùng; đề xuất xây dựng cơ chế khuyến mãi đặc thù giảm hoặc miễn phí hoà mạng cho khách hàng đang dùng mạng khác chuyển sang dùng mạng VNPT.
 
“Với hoạt động kinh doanh khắc nghiệt, tôi luôn phải tìm tòi và nghĩ ra cách làm của riêng mình. Thậm chí, trong không ít kế hoạch phải dám bỏ chi phí của cá nhân để phục vụ kịp thời cho chiến lược quảng cáo kinh doanh. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng phải dùng thử một số dịch vụ của doanh nghiệp khác như FPT, Viettel để nắm bắt, hiểu về dịch vụ của họ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ khách hàng VNPT”, anh Long nói.
 
Trao đổi thêm với ICTnews về những thách thức trong thời gian tới, anh Long nhận định Vinh là thành phố lớn của Nghệ An với dân số lên tới hàng triệu người, mặt bằng trình độ dân trí cao. Chính vì thế, thị trường tiềm năng này đang được nhiều doanh nghiệp viễn thông, Internet khác nhảy vào cạnh tranh quyết liệt. Thực tế đó đòi hỏi bản thân anh và đồng nghiệp liên tục phải tìm tòi cái mới, sáng tạo trong công tác phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng…
 
* Khá bất ngờ, bên cạnh việc đảm bảo hoạt động kinh doanh, “chất” kỹ thuật trong người nhân viên VNPT Nguyễn Văn Long vẫn được phát huy khi trong thời gian qua, anh còn được Tập đoàn VNPT ghi nhận khi có sáng kiến ứng dụng phần mềm quản lý USB 3G do ZTE, Huawei sản xuất để xử lý sự cố lỗi phần mềm cho USB 3G của VinaPhone, tái sử dụng modem hỏng để tận dụng linh kiện sửa chữa các modem bị đổi trả…
 
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top