Lượng người tìm mua nông sản Việt trên Alibaba tăng 50%

Chủ nhật, 23/10/2022 10:46

Lưu lượng người mua nông sản, thực phẩm tìm đến nhà bán hàng Việt Nam trong năm qua tăng đến 50% trên sàn bán buôn online lớn nhất Trung Quốc.

2210h4_1.jpg

Thông tin được ông Roger Lou, Giám đốc quốc gia Alibaba.com Việt Nam công bố tại sự kiện mới đây ở TP HCM. Từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, ngành hàng nông nghiệp và thực phẩm trên nền tảng này có Chỉ số Cơ hội Kinh doanh (theo tính toán của Alibaba) tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng nhu cầu của nhóm hàng này cũng lớn gấp ba lần tốc độ tăng nguồn cung.

"Các nhà cung cấp Việt Nam trong ngành nông nghiệp và thực phẩm có cơ hội rõ ràng để kết nối với các khách hàng quốc tế và xuất khẩu sang các thị trường mới", ông Roger Lou đánh giá.

Theo nền tảng B2B này, tỷ lệ tổng giá trị giao dịch của nông sản, thực phẩm và đồ uống của họ đã chiếm 9% tổng trị giá hàng hóa trên thế giới. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm và đồ uống lớn gấp nhiều lần nguồn cung. Mỗi nhà bán hàng thực phẩm và đồ uống trung bình gặp khoảng 15 người mua tiềm năng mỗi ngày. Do đó, cơ hội đang rất rộng mở cho các nhà cung cấp từ Việt Nam.

Vậy đâu là những nhu cầu chính mà các doanh nghiệp có thể tận dụng? Theo ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển thị trường của nền tảng này tại Việt Nam, trong nhóm nông sản, các mặt hàng có nhu cầu lớn nhất gồm: các loại hạt, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu, rau tươi...

Riêng các loại hạt có nhu cầu đang tăng rất mạnh. Ví dụ, lượt tìm kiếm các từ khóa về hạt dẻ cười, hạt điều, hạnh nhân tăng từ 70% đến hơn 400% trong 30 ngày qua. Thị trường tiêu thụ chính gồm: Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong nhóm thực phẩm - đồ uống, 4 mặt hàng hiện có nhu cầu cao nhất gồm đồ uống, thủy hải sản, gia vị, trái cây - rau quả. Chỉ riêng các mặt hàng hải sản như tôm hùm, cua, rong nho, lượt tìm kiếm nhà cung cấp đã tăng từ 2 đến 10 lần trong vòng một tháng qua. Các thị trường có nhu cầu cao nhất gồm Mỹ, Italy, Canada, Indonesia, Philippines.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đánh giá các hoạt động quảng bá, tìm kiếm cơ hội giao thương trên thương mại điện tử cũng là một cách góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Cũng theo số liệu của cơ quan này, năng lực sản xuất nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đạt trên 140 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, sản phẩm trồng trọt đạt 80 triệu tấn; thịt, sữa đạt 6,5 triệu tấn, trứng đạt 13,8 tỷ quả; thủy sản đạt 8,4 triệu tấn; gỗ đạt 20,5 triệu m3.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 48,65 tỷ USD và dự kiến cán mốc 50 tỷ USD năm nay. Các mặt hàng nông sản chính, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, có thể kể đến như: gạo, rau quả, chè, cà phê, tiêu, điều, quế, hồi.

theo vnexpress.net
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top