Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản” giai đoạn V.
Mục đích của MOU là hình thành cơ sở hợp tác của các bên liên quan trong việc cung cấp lực lượng lao động đáp ứng cả về chất và lượng theo nhu cầu sử dụng tại Việt Nam; thúc đẩy đầu tư của các DN Nhật Bản vào Việt Nam; cải thiện môi trường đầu tư như là một biện pháp để phát triển Việt Nam. MOU cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia ký để thực hiện các hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục đích trên.
MOU cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết để thực hiện các hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục đích trên. Các lĩnh vực đào tạo nhân lực gồm: tăng cường cơ hội học tập từ Nhật Bản cũng như "các hoạt động sản xuất" của Nhật Bản tại Việt Nam (giáo dục tại trường học); tạo cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam có nguyện vọng được làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản (hỗ trợ việc làm); thúc đẩy ham muốn nâng cao kỹ năng của người lao động Việt Nam (đào tạo trong quá trình lao động: gồm cả lao động không có kỹ năng và lao động có kỹ năng); tăng cường cơ hội học tập về mô hình quản lý Nhật Bản tại Việt Nam (đào tạo ở cấp quản lý).
Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 40 năm hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.
Khẳng định Nhật Bản là đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực, không chỉ về kinh tế, chính trị mà cả về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ... trong đó hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được lựa chọn ưu tiên nhằm hiện thực hóa nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Phó Thủ tướng nêu rõ: “Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam thì các bộ, ngành, nhà trường phải lắng nghe, tiếp nhận nhu cầu cụ thể của họ. Mặc dù đây là công việc mới nên sự phối hợp giữa các phía còn nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản, JICA đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam rất hiệu quả để ngày hôm nay các bên liên quan đã có thỏa thuận hợp tác về đào tạo nhân lực có ý nghĩa này”.
Có thể coi đây là ví dụ sinh động nhất về hợp tác công- tư trong việc chuẩn bị nhân lực chất lượng cao của Việt Nam cho các doanh nghiệp của Nhật Bản.
“Các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, phải thành công tại Việt Nam. Thành công của các bạn chính là thành công của Việt Nam”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương và Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức họp định kỳ, 6 tháng/lần có báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết về quá trình hợp tác đào tạo nhân lực.
Thời gian thực hiện MOU được xác định song song với thời hạn giai đoạn 5 của “Sáng kiến chung Việt-Nhật,” từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014./.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác đào tạo nhân lực giữa 3 Bộ của Việt Nam với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản
Thứ tư, 14/08/2013 10:01