Nông thôn mới là nền tảng vững chắc gắn với phát triển đô thị ở thành phố Tam Kỳ
Những ngày đầu tháng 8/2023, chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã giúp cho thành phố Tam Kỳ đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang".
Theo đó, thành phố Tam Kỳ có 4 xã tham gia chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, gồm Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Phú và Tam Thanh; trong đó Tam Ngọc, Tam Thăng đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015; Tam Thanh được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2017; Tam Phú được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2018 và thành phố hoàn thành thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 29/3/2021.
"Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện chương trình trong hơn 12 năm qua đã góp phần làm đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, môi trường nông thôn được cải thiện, an ninh nông thôn được đảm bảo.
Bộ mặt nông thôn của Tam Kỳ đã có nhiều khởi sắc, ý thức về "vai trò chủ thể" của người dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương được nâng lên, thu nhập người dân ngày càng tăng. Các xã đã tập trung thực hiện cơ bản tốt công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, xây dựng thôn NTM kiểu mẫu", ông Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Nam, đối với công tác xây dựng NTM thời gian qua, các phòng, ban ngành, mặt trận, hội đoàn thể và các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện chương trình nên đã đạt được nhiều kết quả.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng thiết yếu tiếp tục được Tam kỳ đầu tư; lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững; vai trò chủ thể người dân tiếp tục được phát huy. Những kết quả đạt được tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị trong thời gian đến.
"Có thể khẳng định chương trình NTM đã đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố", ông Nam chia sẻ.
Nông thôn mới Tam Kỳ: Phát triển nông nghiệp cao theo hướng hiện đại
Đối với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với phát triển du lịch sinh thái, ông Nguyễn Minh Nam nhấn mạnh, thành phố Tam Kỳ có diện tích đất phát triển nông nghiệp còn khá ít khoảng 3.800 ha/năm, trong đó cây lúa là 2.400ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 350ha, đất ra màu khác khoảng 1.000 ha.
Trong những năm qua thành phố đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như, sản xuất rau thủy canh trong nhà lưới; nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo; ứng dụng công nghệ trong mô hình sản xuất nấm linh chi, nấm bào ngư; trồng hoa lan, hoa chậu trang trí trong nhà lưới, ứng dụng năng lượng mặt trời vào trong quy trình sản xuất nước mắm…
Bên cạnh đó, hàng năm từ nguồn đề tài khoa học và công nghệ thành phố cũng triển khai được nhiều đề tài hiệu quả như, đề tài "Ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng mô hình trồng hoa cúc hoạ mi (Catricaria Chamomilla) và hướng dương (Helianthus annuus) phục vụ du lịch tại làng sinh thái Hương Trà; đề tài "ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình trồng, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây sen vùng sông Đầm thành phố Tam Kỳ"; đề tài "Ứng dụng khoa học và công nghệ chuyển đổi một số giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố".
"Thành phố cũng tạo mọi điều kiện để các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố. Xây dựng thí điểm hiệu quả các mô hình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Trong các năm từ 2020-2023 thành phố đã đăng ký và được UBND tỉnh phê duyệt 2 dự án về chuyển giao, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ theo Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND là, năm 2020 dự án "ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống náo đảo tự động nâng cao hiệu quả cho sản xuất nước mắm tại Tam Thanh".
Đối với năm 2021 dự án "ứng dụng khoa học và công nghệ để sản xuất giống và xây dựng mô hình nuôi trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm Vân chi (Trametes versicolor) và nấm bào ngư (Pleurotus sp) tại Hợp tác xã nấm công nghệ cao miền Trung, Quảng Nam"; dự án " Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giá thể hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam", ông Nam chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Nam, Tam Kỳ luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Tăng cường xúc tiến thương mại để tạo đầu ra cho nông sản một cách bền vững và hiệu quả.
"Đối với Tam Kỳ, sau hơn 5 năm hiện chương trình OCOP, đến nay Tam Kỳ có 24 sản phẩm, gồm 10 sản phẩm đạt 4 sao; 15 sản phẩm đạt 3 sao.
Trong thời gian qua, thành phố đã hỗ trợ các chủ thể xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị; hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ; hỗ trợ về bao bì, nhãn mác; hỗ trợ hoàn chỉnh hồ sơ sản phẩm…
Ngoài ra, hiện nay nhiều nhiều cơ sở đã cải thiện được chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện bao bì sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới trong ngoài tỉnh; bên cạnh đó có một số sản phẩm có các đơn hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như, bánh dừa nước của hiệu bánh Bảo Linh, bột nhàu của cơ sở Best One… doanh thu bán hàng ngày càng được nâng lên, tăng thêm thu nhập, giải quyết thêm lao động địa phương", ông Nam chia sẻ.
Nông thôn mới là nền tảng vững chắc gắn với phát triển đô thị ở thành phố Tam Kỳ
Những ngày đầu tháng 8/2023, chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã giúp cho thành phố Tam Kỳ đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang".
Theo đó, thành phố Tam Kỳ có 4 xã tham gia chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, gồm Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Phú và Tam Thanh; trong đó Tam Ngọc, Tam Thăng đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015; Tam Thanh được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2017; Tam Phú được công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2018 và thành phố hoàn thành thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 29/3/2021.
"Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện chương trình trong hơn 12 năm qua đã góp phần làm đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, môi trường nông thôn được cải thiện, an ninh nông thôn được đảm bảo.
Bộ mặt nông thôn của Tam Kỳ đã có nhiều khởi sắc, ý thức về "vai trò chủ thể" của người dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương được nâng lên, thu nhập người dân ngày càng tăng. Các xã đã tập trung thực hiện cơ bản tốt công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, xây dựng thôn NTM kiểu mẫu", ông Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Nam, đối với công tác xây dựng NTM thời gian qua, các phòng, ban ngành, mặt trận, hội đoàn thể và các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện chương trình nên đã đạt được nhiều kết quả.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng thiết yếu tiếp tục được Tam kỳ đầu tư; lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững; vai trò chủ thể người dân tiếp tục được phát huy. Những kết quả đạt được tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu gắn với hình thành phát triển đô thị trong thời gian đến.
"Có thể khẳng định chương trình NTM đã đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố", ông Nam chia sẻ.
Nông thôn mới Tam Kỳ: Phát triển nông nghiệp cao theo hướng hiện đại
Đối với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với phát triển du lịch sinh thái, ông Nguyễn Minh Nam nhấn mạnh, thành phố Tam Kỳ có diện tích đất phát triển nông nghiệp còn khá ít khoảng 3.800 ha/năm, trong đó cây lúa là 2.400ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 350ha, đất ra màu khác khoảng 1.000 ha.
Trong những năm qua thành phố đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như, sản xuất rau thủy canh trong nhà lưới; nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo; ứng dụng công nghệ trong mô hình sản xuất nấm linh chi, nấm bào ngư; trồng hoa lan, hoa chậu trang trí trong nhà lưới, ứng dụng năng lượng mặt trời vào trong quy trình sản xuất nước mắm…
Bên cạnh đó, hàng năm từ nguồn đề tài khoa học và công nghệ thành phố cũng triển khai được nhiều đề tài hiệu quả như, đề tài "Ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng mô hình trồng hoa cúc hoạ mi (Catricaria Chamomilla) và hướng dương (Helianthus annuus) phục vụ du lịch tại làng sinh thái Hương Trà; đề tài "ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình trồng, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây sen vùng sông Đầm thành phố Tam Kỳ"; đề tài "Ứng dụng khoa học và công nghệ chuyển đổi một số giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố".
"Thành phố cũng tạo mọi điều kiện để các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố. Xây dựng thí điểm hiệu quả các mô hình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Trong các năm từ 2020-2023 thành phố đã đăng ký và được UBND tỉnh phê duyệt 2 dự án về chuyển giao, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ theo Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND là, năm 2020 dự án "ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống náo đảo tự động nâng cao hiệu quả cho sản xuất nước mắm tại Tam Thanh".
Đối với năm 2021 dự án "ứng dụng khoa học và công nghệ để sản xuất giống và xây dựng mô hình nuôi trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm Vân chi (Trametes versicolor) và nấm bào ngư (Pleurotus sp) tại Hợp tác xã nấm công nghệ cao miền Trung, Quảng Nam"; dự án " Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giá thể hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam", ông Nam chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Nam, Tam Kỳ luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Tăng cường xúc tiến thương mại để tạo đầu ra cho nông sản một cách bền vững và hiệu quả.
"Đối với Tam Kỳ, sau hơn 5 năm hiện chương trình OCOP, đến nay Tam Kỳ có 24 sản phẩm, gồm 10 sản phẩm đạt 4 sao; 15 sản phẩm đạt 3 sao.
Trong thời gian qua, thành phố đã hỗ trợ các chủ thể xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị; hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ; hỗ trợ về bao bì, nhãn mác; hỗ trợ hoàn chỉnh hồ sơ sản phẩm…
Ngoài ra, hiện nay nhiều nhiều cơ sở đã cải thiện được chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện bao bì sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới trong ngoài tỉnh; bên cạnh đó có một số sản phẩm có các đơn hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như, bánh dừa nước của hiệu bánh Bảo Linh, bột nhàu của cơ sở Best One… doanh thu bán hàng ngày càng được nâng lên, tăng thêm thu nhập, giải quyết thêm lao động địa phương", ông Nam chia sẻ.