Làm sao để bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu trong kỷ nguyên số?

Thứ năm, 23/05/2024 18:19

Theo các chuyên gia công nghệ, trong kỷ nguyên số, rủi ro mất an toàn thông tin (ATTT) là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Do đó, giải pháp đảm bảo ATTT, bảo vệ dữ liệu thông tin hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Làm sao để bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu trong kỷ nguyên số?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày 16/4, tại TP Hồ Chí Minh, Chi hội An Toàn Thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh và Công ty DNV Việt Nam tổ chức hội thảo “ISO/IEC 27001 - An toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” để chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu...

TS. Phạm Văn Hậu, Ủy viên BCH Chi hội VNISA phía Nam, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông và ATTT đang có bước phát triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt, ATTT được coi là trụ cột của sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi số và là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Bởi khi thông tin bị đánh cắp, lộ lọt thông tin ra bên ngoài, các doanh nghiệp có thể gặp những hậu quả như mất uy tín, mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, thậm chí là bị kiện tụng hoặc bị xử lý hình sự... Vì vậy, để bảo vệ ATTT, bảo vệ dữ liệu, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế chính sách, làm chặt chẽ các quy trình, ứng dụng các công nghệ mới liên quan đến ATTT và đón đầu các xu hướng nổi bật về an toàn thông tin trong kỉ nguyên số.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh cho biết, chuyển đổi số đồng nghĩa với việc số hóa dữ liệu và sử dụng các hệ thống thông tin nhiều hơn, điều này khiến cho các tổ chức dễ bị tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu nếu không có biện pháp bảo mật ATTT.  Đối với các doanh nghiệp, khi tuân thủ các chuẩn về an toàn thông tin sẽ giúp thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng tấn công trên nền tảng số. Vì vậy, các tổ chức, đơn vị cần nâng cao bảo mật thông tin, dữ liệu để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, nâng cao vị thế và niềm tin yêu đối với khách hàng...

Nhận thấy tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu thông tin trong kỷ nguyên số, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chọn quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: 2022. Ông Hoàng Quang Hải, Giảng viên, Đánh giá viên trưởng tại DNV Việt Nam cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã tiếp cận và triển khai chuẩn ISO/IEC 27001 để bảo vệ an toàn thông tin cho chính mình. Tuy nhiên, việc bảo mật an toàn thông tin là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu doanh nghiệp làm được sẽ gặt hái được nhiều lợi ích và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Tiêu chuẩn ISO 27001 còn được gọi là ISO/IEC 27001, là một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi, xác định các phương pháp thực tiễn tốt nhất để triển khai và quản lý bảo mật thông tin cho Hệ thống Quản lý an ninh thông tin hay còn gọi là ISMS. Tiêu chuẩn này do những chuyên gia công nghệ thông tin, các nhà lãnh đạo chiến lược toàn cầu... cùng nghiên cứu viết ra phần mềm theo tiêu chuẩn chung cho nhiều ngành nghề, tập trung hướng về quản lý thông tin cá nhân (PIMS), hướng đến yêu cầu khách hàng. Khi triển khai tiêu chuẩn ISO, khách hàng sẽ quản lý hệ thống thông tin cá nhân hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư hiện hành cho các doanh nghiệp.


Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top