Ký kết Thông tư liên tịch giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao

Thứ ba, 22/11/2011 19:33

Chiều ngày 22/11/2011, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) 18 Nguyễn Du – Hà Nội. Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ ký kết Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Tới dự buổi lễ có bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT&TT cùng với đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT, Bộ Ngoại giao.

img
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga ký kết Thông tư liên tịch giữa Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao.
Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý nhà nước về  thông tin đối ngoại kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg (sau đây gọi là Quy chế). Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2011. Quy chế được ban hành nhằm phát huy chức năng quản lý nhà nước và tập trung quản lý thống nhất các hoạt động thông tin đối ngoại. Để triển khai có hiệu quả các quy định của Quy chế, với tư cách là hai Bộ chủ lực trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT chủ chì, phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại (sau đây gọi là Thông tư liên tịch).
 
Sự cần thiết ban hành Thông tư liên tịch:
 
Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Trong Quy chế, một số nội dung cơ bản, quan trọng đã được quy định, như: giải thích rõ khái niệm “Thông tin đối ngoại”; quy định các nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; quy định thống nhất hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại từ Trung ương đến địa phương; quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành chủ lực trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao là hai trong các Bộ, ngành chủ lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Một số nhiệm vụ, chức năng của Bộ này khi thực hiện cần có sự phối hợp của Bộ kia để đạt hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, văn bản này được ban hành nhằm nâng cao, phát huy vai trò của các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các Bộ, ngành, địa phương trong công tác thông tin đối ngoại. Vì vậy, tại Công văn số 09/BNG-BC ngày 04/01/2011, Bộ Ngoại giao đã nhất trí với chủ trương phối hợp giữa hai Bộ xây dựng Thông tư liên tịch, trong đó quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao, sự phối hợp của hai Bộ trong việc thực hiện trách nhiệm của mỗi bên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
 
Quan điểm chỉ đạo xây dựng Thông tư liên tịch:
 
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; Cụ thể hoá Điều 7, Điều 8 của Quy chế; Tăng cường sự phối hợp của hai Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng Bộ.
 
Quá trình xây dựng Thông tư liên tịch:
 
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 603/QĐ-BTTTT ngày 27/4/2011 thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Thông tư liên tịch.
 
Thực hiện ý kiến kết luận chỉ đạo của Trưởng Ban soạn thảo tại cuộc họp 10/5/2011, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Thông tin - Báo chí (Bộ Ngoại giao) và các đơn vị liên quan thực hiện nghiên cứu, đề xuất các quy định cụ thể của Thông tư liên tịch. Trên cơ sở đó, Đề cương và dự thảo chi tiết Thông tư liên tịch đã được hoàn thành.
 
Ngày 14/6/2011, dự thảo (lần 1) Thông tư liên tịch đã được gửi xin ý kiến đóng góp của các thành viên Ban soạn thảo. Sau đó, bản dự thảo (lần 2) Thông tư liên tịch đã được chỉnh lý trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp.
 
Ngày 22/7/2011, bản dự thảo (lần 2) Thông tư liên tịch đã được gửi xin ý kiến đóng góp của các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Sau khi tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý, bản dự thảo (lần 3) Thông tư liên tịch đã được hoàn thành.
 
Bên cạnh đó, toàn văn dự thảo Thông tư liên tịch cũng đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
 
Trên cơ sở các ý kiến tại Công văn thẩm định số 405/PC ngày 26/9/2011 của Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Công văn thẩm định số 1143/BC ngày 23/9/2011 của Vụ Thông tin - Báo chí (Bộ Ngoại giao), dự thảo Thông tư liên tịch (dự thảo 4) đã được hoàn chỉnh.
 
Nội dung cơ bản của Thông tư liên tịch:
 
Dự thảo Thông tư liên tịch gồm 9 Điều (không bố cục thành Chương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Điều 2. Cung cấp thông tin và hướng dẫn thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.
Điều 3. Xây dựng quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 4. Triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
Điều 5. Tổ chức họp báo quốc tế, chuẩn bị trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ cho phóng viên nước ngoài.
Điều 6. Quản lý và cấp phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 7. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin đối ngoại; tổng hợp, đánh giá việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành.
Điều 9. Hiệu lực thi hành.
 
Văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý để Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin đối ngoại.
Việt Thắng
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top