Kính thông minh liệu sẽ trở thành thiết bị phổ biến dùng hàng ngày?

Thứ ba, 25/08/2020 10:15

Để thúc đẩy ngành công nghiệp kính thông minh, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cấp 50 tỷ won (42,21 triệu USD) từ nay đến năm 2022.

Tuần trước, hãng viễn thông Hàn Quốc LG U+ thông báo rằng họ đã thương mại hóa kính thực tế tăng cường 5G đầu tiên trên thế giới.

Mặc dù kính sử dụng mạng 5G Hàn Quốc nhưng chúng dựa trên thiết bị do Nreal có trụ sở tại Trung Quốc phát triển.
 
Kính thông minh hiện mới chỉ được các công ty sử dụng, chủ yếu là do giá thành cao làm người tiêu dùng bình thường không thể mua được. Chúng hiện đang được sử dụng rộng rãi để kiểm tra trang thiết bị và hỗ trợ từ xa cho công trường.
 
20200825-pg6.jpg
 
Do lợi ích cụ thể của kính thông minh được người dùng nhận ra, nên nhiều người tin rằng chúng như một thiết bị phổ biến dùng hàng ngày, chỉ xếp sau đồng hồ thông minh trong thời gian tới. Các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán rằng trong vòng hai đến ba năm tới, ít nhất một người trong mỗi hộ gia đình sẽ sở hữu một kính thông minh.
 
Hàn Quốc hiện đang phụ thuộc vào kính thông minh nhập khẩu và xu hướng đó có thể tiếp tục gia tăng.
 
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch hỗ trợ cho các công ty vừa và nhỏ sản xuất các bộ phận cho kính thông minh, trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc đó.
Sự bùng nổ của kính thông minh là điều hiển nhiên trong những hãng sản xuất công nghệ toàn cầu, đặc biệt là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, mọi người bắt đầu dành nhiều thời gian ở nhà hơn.
 
HoloLens của Microsoft hiện là mẫu kính hàng đầu. Google thì mua lại nhà sản xuất kính thông minh North vào tháng 7 vừa rồi. Apple cũng được đồn đại là sẽ tung ra thương hiệu kính thông minh của riêng mình.
 
Tại Hàn Quốc, hai gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics và LG Electronics có các nhóm nội bộ thử nghiệm các mẫu kính thông minh và họ đã đăng ký nhiều bằng sáng chế.

Mặc dù có một số công ty Hàn Quốc sản xuất các bộ phận cho kính thông minh, họ xuất khẩu tất cả các sản phẩm của mình vì không có khách hàng nội địa nào đủ lớn để mang lại doanh thu đáng kể.
 
Ngoài ra còn có các nhà cung cấp hệ thống quang AR (thực tại tăng cường) ở Hàn Quốc như LetinAR và Raontech, sản xuất màn hình nhỏ chất lượng cao. Tuy nhiên, ở qui mô công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc yếu hơn so với các đối tác nước ngoài.
 
Để thúc đẩy ngành công nghiệp kính thông minh, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cung cấp 50 tỷ won (42,21 triệu USD) từ nay đến năm 2022.
 
Viện Quy hoạch & Đánh giá Công nghệ Thông tin & Truyền thông, thuộc Bộ CNTT & TT Hàn Quốc (IICT), cho biết, họ sẽ tổ chức các dự án nghiên cứu và phát triển cho lĩnh vực kính thông minh trong khi khởi xướng một dự án thử nghiệm sản xuất các mẫu kính tầm trung dùng trong công nghiệp.
 
"Chính phủ có kế hoạch giúp các công ty địa phương sản xuất một mẫu kính thông minh giá cả phải chăng có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu," một lãnh đạo IICT khẳng định.
 
Bộ này sẽ chọn các nhà sản xuất kính thông minh trong nước vào cuối năm nay và để các công ty được nhà nước tài trợ đó làm việc trên các nguyên mẫu kính thông minh AR. Viện qui hoạch công nghệ, Bộ CNTT & TT Hàn Quốc dự kiến có được các nguyên mẫu kết quả vào cuối năm tới.
 
Giá ước tính của một cặp kính thông minh AR mới là 1 triệu won (870 USD), thay vì 8 triệu won của HoloLens. Các nhà sản xuất Hàn Quốc đang hướng tới một mức giá thấp hơn với hy vọng có khả năng cạnh tranh về giá với các công ty hàng đầu thế giới như Microsoft.
 
"Nếu chính phủ có thể cho thấy có sự cần thiết đối với kính AR từ các loại hình công nghiệp và tổ chức nghiên cứu khác nhau, họ sẽ thúc đẩy các khoản đầu tư hợp tác quy mô lớn và khuyến khích các công ty như Samsung Electronics và LG Electronics tham gia vào thị trường", lãnh đạo IICT nhấn mạnh .
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top