Kiến thức an ninh mạng: "Tấm khiên" bảo vệ trẻ em trên không gian số

Thứ tư, 10/11/2021 02:07

Đam mê có vai trò vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam của những tấm gương thành công. Tuy nhiên, định hướng phát triển đam mê là vấn đề nan giải, đặc biệt với trẻ có năng khiếu và niềm yêu thích không gian mạng.

20211210-ta20.jpg

Những nguy cơ tiềm ẩn

Chị Như Quỳnh - Chủ tịch CyberKid Vietnam - Tổ chức bảo vệ trẻ trên không gian mạng đầu tiên tại Việt Nam, chia sẻ: “Theo tôi, đam mê cần được định hướng từ góc độ người lớn đối với trẻ em. Định hướng ở đây không có nghĩa là cầm tay chỉ cho các em rằng đây là đam mê mà bố mẹ thấy phù hợp với con mà là trang bị cho con cách để khám phá và phát triển bản thân theo mong muốn của mình”.

“Do nhận thức còn non kém, trẻ rất dễ tiếp cận những nội dung gây ám ảnh tâm lý. Về lâu dài, điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi, làm kích thích mạnh hệ thần kinh. Hệ thần kinh bị kích thích quá mạnh dễ là nguồn cơn sinh ra các bệnh tâm lý khác nhau”, chị Như Quỳnh nhận định.

Thời đại công nghệ số, trẻ có thể dễ dàng tiếp cận kho tàng tri thức, văn hóa khổng lồ từ Internet. Bên cạnh vô vàn lợi ích, không gian mạng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, rủi ro. Niềm đam mê công nghệ số và vấn đề an ninh mạng cho trẻ vì thế cần thiết được định hướng, bởi những lý do rất cụ thể.

Internet là không gian luôn được mở rộng, đồng nghĩa với việc không ai có thể kiểm định độ chính xác của thông tin. Các thông tin này có thể trở thành những “tác nhân” gây nên sự sai lệch trong nhận thức của trẻ.

Anh Đức Anh - Chuyên gia bảo mật thông tin/Thành viên của CyberKid Vietnam chia sẻ: “Trên Internet có quá nhiều tài liệu và thông tin chưa chính xác có thể khiến các em hiểu nhầm khi tự tìm hiểu trên mạng. Ngoài ra, nếu chưa thực sự am hiểu lĩnh vực an toàn thông tin thì các em còn rất dễ bị cám dỗ bởi những nội dung khác thú vị hơn học tập khi sử dụng Internet. Không chỉ thế, trẻ có thể bị lạc vào những website độc hay tảng băng chìm của Internet và dễ dàng gặp phải những mối nguy hại như bị đánh cắp danh tính, lừa đảo qua mạng, buôn bán người, lạm dụng tình dục… Những nội dung này gây tác động rất mạnh đến tâm lý của trẻ”.

Bên cạnh đó, trẻ chưa đủ lớn để nhận thức được những hành động như hack hệ thống, lấy thông tin cá nhân của mình là sai. Những hành động ấy hầu như chỉ để thỏa mãn sự hiếu kỳ của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được giáo dục hay định hướng, trẻ hoàn toàn có khả năng sẽ sa ngã vào con đường vi phạm pháp luật.

Trong một bài phỏng vấn, anh HiếuPC - người từng nhận án phạt 13 năm tù tại Mỹ vì tội ăn cắp và bán thông tin cá nhân, chia sẻ: “Tôi không ý thức được hành vi của mình là phạm luật vì hồi đó còn nhỏ quá. Đơn giản, chỉ làm cho vui, thích thú, vì mình vào được cái hệ thống đó. Cảm giác phấn khích lắm, giống như tôi khám phá được cái gì đó”.

Hiểu để học hỏi và phát triển

Bên cạnh những nguy cơ, nếu có đam mê với an ninh mạng và được định hướng tốt, trẻ sẽ có thế mạnh riêng. Hiểu về an ninh mạng sẽ giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trên Internet. Trẻ sẽ tự học được cách bảo mật các thiết bị của mình khi hoạt động. Đồng thời, học lập trình sẽ giúp tư duy của trẻ được phát triển tốt hơn. Thông qua việc phân tích và xử lý các vấn đề, tư duy lập trình của trẻ dần được hình thành. Kiến thức về an ninh mạng cũng sẽ rèn luyện cho trẻ tính cẩn thận bởi lập trình yêu cầu sự tỉ mỉ, chỉ cần một ký tự sai, cả chương trình sẽ không thể hoạt động.

Theo chị Như Quỳnh, “đừng vì những mặt trái mà bỏ qua những ích lợi lớn khi học hỏi trên không gian mạng. Cha mẹ nên định hướng và khuyến khích con tiếp tục tham gia học trên Internet bởi vì đây là nguồn tài nguyên học tập vô tận. Thay vì học trên mặt đất bị giới hạn bởi trường lớp, sách vở khi đã "lên mạng", kiến thức mà các bạn có thể tiếp nhận ở khắp nơi trên thế giới, là nền tinh hoa tổng hợp lại và chỉ cần những cú "kích chuột" là thế giới đã ở trong tay".

Việc cha mẹ cần làm là hỗ trợ con chọn lọc nguồn thông tin, nguồn kiến thức. Khi bạn muốn tham gia một khóa học, bổ sung kiến thức thì cần lưu ý chọn nguồn từ những cơ sở giáo dục uy tín để tránh lệch lạc hay lỗi thời.

Cha mẹ có thể cho con chơi một số game để học về an ninh mạng như Interland, Band Runner,... hoặc cho con tham gia các lớp học về lập trình hay an ninh mạng của nước ngoài trên Coursera, EdX,..... Trẻ sẽ được học những khóa dạy về an ninh mạng được thiết kế và giảng dạy bởi các các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới.

“Công nghệ phát triển hàng ngày, chúng ta cần phải liên tục cập nhật kiến thức, học tập những công nghệ mới để không bị tụt lại phía sau. Đối với không gian mạng, cả người lớn và trẻ em, ai cũng cần được định hướng đam mê. Những người đi trước sẽ giúp người đi sau, giúp các em nhỏ có cái nhìn toàn diện về an toàn thông tin và có được hướng phát triển học tập đúng, phù hợp với sự phát triển của bản thân”, anh Đức Anh chia sẻ./.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top