Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu tại buổi làm việc.
Làm việc với Đoàn công tác, về phía tỉnh Bắc Kạn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thị Minh Hoa và các thành viên Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn tỉnh.
Bên cạnh kết quả, công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của tỉnh còn gặp những khó khăn như: Địa hình nhiều đồi núi cao, về mùa mưa thường xảy ra sạt lở đất, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống giao thông, tài sản, hoa màu; nguồn vốn để khắc phục hậu quả còn hạn chế; việc bố trí dân cư, hầu hết mới chỉ tập trung cho các đối tượng đã bị ảnh hưởng, còn nhóm các hộ nằm trong khu vực nguy cơ cao chưa được thực hiện do khó khăn về nguồn lực.
Tỉnh kiến nghị Trung ương thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác cứu hộ cứu nạn cho cán bộ; trang bị phương tiện trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; có cơ chế, chính sách cho công tác phòng, chống thiên tai tại khu vực CT 229; kiến nghị với Chính phủ nâng mức hỗ trợ cho khu vực dân cư xen ghép, tạo thuận lợi trong công tác phòng, chống thiên tai.
Phát biểu tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ghi nhận và đánh giá cao công tác công tác phòng, chống thiên tai và kiếm cứu nạn của Bắc Kạn. Đồng thời đề nghị thời gian tới, tỉnh chú trọng công tác phòng ngừa, cảnh báo để tránh thiệt hại về người và tài sản; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ; tập trung trang bị vật tư, thiết bị tại khu vực trọng yếu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân; chủ động tập huấn cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin liên lạc; làm tốt việc quan trắc, cảnh báo thiên tai sớm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai.
Sau buổi làm việc với UBND tỉnh, Đoàn kiểm tra đi nắm tình hình thực tế công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại hồ chứa nước Nặm Cắt và Đập dâng trên sông Cầu (TP. Bắc Kạn)./.