Khó “kìm ngựa” nếu không cấm kinh doanh thuốc lá điện tử

Thứ ba, 06/10/2020 11:00

Việt Nam nên cấm hoàn toàn mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Nếu cho phép nhập khẩu thuốc lá điện tử, Chính phủ sẽ rất khó kìm lại “con ngựạ” và Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng giới trẻ nghiện nicotin tăng rất cao như một số nước trên thế giới.

Đó là những đề xuất tại hội thảo trao đổi thông tin về các kiến nghị liên quan đến quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng do Vụ Pháp chế Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và HealthBridge Việt Nam tổ chức mới đây.

veco-solo-1.jpg
Công ty thuốc lá can thiệp quá trình xây dựng chính sách
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang lưu ý: Các công ty sản xuất thuốc lá, đặc biệt là các công ty đa quốc gia vẫn đang tìm mọi cách để gia tăng số người hút thuốc lá cũng như lợi nhuận từ việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Bên cạnh thuốc lá truyền thống đã xuất hiện hai loại thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
 
Đặc biệt, để cạnh tranh với thuốc lá truyền thống và tiếp cận với thế hệ trẻ, các công ty này dùng mọi hình thức vận động, thuyết phục, thậm chí can thiệp vào quá trình xây dựng chính sách của các quốc gia để các chính phủ thừa nhận và cho phép các sản phẩm này được sản xuất, nhập khẩu, lưu hành một cách chính thống trên thị trường.
 
Tại Việt Nam, mới đây, 3 tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của các công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty sản xuất thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ đề cập đến việc coi thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là biện pháp để giảm tác hại của thuốc lá truyền thống, người dùng nó có thể thay thế, cai nghiện được thuốc lá truyền thống. Họ đề nghị Việt Nam cho phép sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
 
Sauk hi nhận được đơn kiến nghị, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Y tế, đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
 
Bộ Công Thương cũng đã đề xuất thí điểm cho phép các công ty đa quốc gia có thể nhập khẩu các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để sử dụng tại Việt Nam.
 
Sẽ tốt hơn nếu ngăn chặn hiệu quả ngay từ đầu
Tuy nhiên, Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất chúng ta không nên thí điểm đối với trường hợp này.
“Việt Nam nên cấm hoàn toàn mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Việc ngăn chặn hiệu quả ngay từ đầu sẽ tốt hơn là cho phép thí điểm, dẫn đến nguy cơ phát triển sản phẩm mới song song với thuốc lá điếu thông thường”, Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang thẳng thắn nói.
 
Theo lý giải của ông Quang, nếu thực hiện cấm mọi loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thì chúng ta mới thực hiện được chính sách an sinh xã hội và các cam kết của Việt Nam với Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế về việc phát triển bền vững, không có ai bị bỏ lại phía sau. Theo các cam kết này, mỗi người đều được quyền được sống trong một môi trường có không khí trong lành, không bị ảnh hưởng bởi tác hại của thuốc lá đối với tính mạng và sức khỏe.
 
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam bày tỏ: “Nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử được nhập khẩu vào Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng sẽ tăng lên chóng mặt ở giới trẻ, nó trở thành mốt thời thượng. Khi đó, Chính phủ muốn kìm lại “con ngựa” cũng sẽ rất khó và Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng giới trẻ nghiện nicotine tăng rất cao như một số nước trên thế giới”.
 
Ngay tại hội thảo, một số con số thống kê đáng giật mình đã được viện dẫn để cảnh báo về nguy cơ khó lường nếu cho phép nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới, và lượng người sử dụng chủ nằm ở độ tuổi thanh thiếu niên. Cụ thể, thống kê sau 7 năm nghiên cứu tại Mỹ, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng vọt từ 1,5% năm 2011 lên đến 27,5% năm 2018. Ở Italia, tỷ lệ cũng tăng hơn gấp đôi từ 8,4% năm 2014 lên 17,5% năm 2018. Và ở Hàn Quốc, chỉ sau một năm ra mắt thị trường, 2,8% thanh niên độ tuổi từ 12 - 18 thừa nhận đã sử dụng thuốc lá nung nóng.
 
Đối với Việt Nam, theo điều tra GATS năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 0,2%, thế nhưng chỉ 5 năm sau cũng đã tăng lên 2,6% (chỉ tính riêng trong độ tuổi vị thành niên).
 
Xuân Bách
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top