Khái niệm 'game lậu' nên hiểu thế nào cho đúng?

Thứ ba, 22/09/2020 09:50

Xoay quanh câu chuyện quản lý game lậu, giữa người dùng và cơ quan chức năng đang có những định nghĩa khác nhau, dẫn đến cách hiểu khác nhau cho cùng một vấn đề.

20200922-at-ta5.jpg

Sau khi bài viết về vấn đề Quản game xuyên biên giới: Cần chặn dải IP máy chủ game lậu được đăng tải, ICTNews nhận được nhiều ý kiến phản hồi của một số nhà phát hành và game thủ, cho rằng cách sử dụng khái niệm game lậu là chưa chính xác.

Thực tế, cách vận dụng từ ngữ hiện nay đang có những cách hiểu chưa đồng bộ giữa cơ quan chức năng và người dùng cuối. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, game lậu được hiểu là tất cả trò chơi trực tuyến không có giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản G1 ở Việt nam. Từ cơ sở đó, cơ quan quản lý cho biết doanh thu game lậu đang chiếm khoảng 30% thị trường Việt Nam. 
 
Trong khi đó, game lậu theo cách hiểu của người dùng cuối là game private, chính xác hơn là server private không bản quyền của những game online chính chủ. Theo cách hiểu này, ví dụ coi Dota 2 là game lậu tuy không chính xác về mặt ngữ nghĩa với người dùng cuối, nhưng lại đúng theo cách hiểu dưới góc độ quản lý nhà nước, vì nhà phát hành của Dota 2 (tức Valve) chưa từng xin giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản game G1 ở Việt Nam, dù đã hỗ trợ tiếng Việt từ năm 2018.
 
Ngoài khái niệm game lậu, nhiều khái niệm khác của ngành game cũng đang chưa được hiểu một cách đồng bộ giữa người chơi và cơ quan hữu trách. 
 
Lấy ví dụ, Steam là kho phân phối ứng dụng theo cách hiểu của dự thảo luật mới. Nhưng dưới góc độ người dùng, Steam có thể hiểu là nền tảng phân phối game và phần mềm, hỗ trợ các tính năng của mạng xã hội như livestream với diễn đàn và trò chuyện cá nhân. Đồng thời nó cũng là cổng game online của chính nhà phát hành Valve và là một nền tảng chia sẻ doanh thu với người dùng nhờ hỗ trợ giao dịch (trading cards) và thiết kế vật phẩm ảo (workshop). 
 
Theo tinh thần của dự thảo luật mới, các kho ứng dụng không được phân phối, hỗ trợ thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý có quyền yêu cầu kho ứng dụng gỡ bỏ ứng dụng vi phạm pháp luật và trường hợp kho ứng dụng không tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động. 
 
Toàn văn Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP hiện đang được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT tại đây.
Phương Nguyễn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top