Huyện nào của Hà Nội có nhiều sản phẩm OCOP, được mệnh danh là "thủ phủ" đồ gỗ bán đi khắp nước?

Thứ tư, 13/09/2023 19:10

Đến nay, Thạch Thất là một trong những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, với 142 sản phẩm. Trên địa bàn huyện có 50/59 làng có nghề, trong đó xã Canh Nậu được ví là "thủ phủ" đồ gỗ của Thủ đô.

h22.jpeg

Toàn huyện Thạch Thất có 142 sản phẩm OCOP được công nhận

Tham gia diễn đàn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan Trung ương, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; các hiệp hội, viện, trường; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hà Nội; lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội; lãnh đạo huyện Thạch Thất; đông đảo các doanh nghiệp, Hiệp hội, nhóm tham gia sản xuất, cơ sở chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hơn 100 hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Đông đảo chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan Trung ương, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; các hiệp hội, viện, trường, đại diện các địa phương, HTX... tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Kim Loan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 3,4%/năm. Huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, nâng cao chất lượng nông sản. Trên địa bàn phong trào chuyển đổi cơ cấu cây - con đang phát huy hiệu quả, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. 

Đến nay, Thạch Thất là một trong những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) với 142 sản phẩm OCOP được UBND thành phố xếp hạng. Trong đó, huyện có 114 sản phẩm OCOP 4 sao; 28 sản phẩm 3 sao. 

Nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến và đánh giá cao như sản phẩm gỗ trường kỷ, đồng hồ, sập thờ của hộ kinh doanh Nguyễn Trung Đức (xã Canh Nậu), rau ăn lá, củ quả theo mùa của HTX Hương Ngải; rau hữu cơ của Trang trại Hoa Viên (xã Yên Bình)... 

Dân chơi đồ gỗ thường rỉ tai nhau về những cơ sở đồ gồ tại Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bởi nơi đây nổi tiếng sản xuất các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên, nhất là đồ thờ bằng gỗ, sập, gụ, tranh tứ quý được điêu khắc rất khéo léo, tinh xảo. 

Ví dụ như tại xã Canh Nậu hiện có tới hơn 1.700 hộ đang sản xuất, kinh doanh đồ gỗ. Nhiều xưởng mộc lớn ở đây mang lại việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/ tháng; thậm chí thợ tay nghề giỏi có thu nhập tới 20 triệu đồng/người/tháng. 

Các sản phẩm chủ yếu là mộc dân dụng, mỹ nghệ, đồ thờ, đồ gỗ chất lượng cao… được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, nhập của các nước Lào, Nam Phi, như gỗ cẩm, trắc, gụ, mun; kỹ thuật đóng cầu kỳ, tinh xảo. Vì vậy mà Canh Nậu còn được mệnh danh là "thủ phủ" đồ gỗ nổi tiếng của Hà Nội. 

Đại diện HTX Hương Ngải cho biết, năm 2019, HTX đăng ký với huyện tham gia xây dựng sản phẩm OCOP cho các loại rau ăn lá gồm: rau muống, cải bắp, cải xanh, cải ngọt, rau ngót và củ khoai tây. Đến nay, HTX đã có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP (5 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm 4 sao). Nhờ đó, các sản phẩm của HTX được nhiều người biết đến, giá bán cải thiện rõ rệt. 

Được biết, nhằm hỗ trợ các sản phẩm OCOP tiêu thụ thuận lợi, huyện Thạch Thất đã xây dựng một điểm giới thiệu, quảng bá và bán hàng sản phẩm OCOP tại xã Yên Bình. Hỗ trợ kinh phí thuê đơn vị tư vấn rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thi cho các chủ thể OCOP với tổng kinh phí 600 triệu đồng.

Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình OCOP, các chủ thể chuyển từ sản xuất truyền thống sang hiện đại, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, thay đổi mẫu mã..., đáp ứng nhu cầu thị trường; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện ước thực hiện năm 2023 đạt 35.913.480 triệu đồng, tăng trưởng đạt 12,5%/năm và ước thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 100 triệu đồng/người. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân sẽ đạt 120 triệu đồng/người.

Tại diễn đàn, Ban cố vấn "Nhịp cầu nhà nông" là những nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp đã chia sẻ cùng bà con nông dân nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng như các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh những câu hỏi cụ thể về xử lý sâu bệnh, kỹ thuật trên cây trồng, vật nuôi, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi…, không ít vấn đề liên quan đến định hướng sản xuất của nông dân cũng được bà con trực tiếp chuyển đến các chuyên gia như: Nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất... Theo đó những băn khoăn, thắc mắc của bà con đều được các chuyên gia, các nhà quản lý giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu.

theodanviet.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top