Hút thuốc lá càng nhiều thì tích càng nhiều phóng xạ, làm tăng nguy cơ ung thư.

Thứ sáu, 18/09/2020 16:02

Thuốc lá chứa gần 7.000 chất độc, trong đó gần 70 chất đã được chứng minh có thể dẫn đến ung thư như formaldehyde, vòng benzene, chì… Vì thế, hút thuốc lá càng nhiều thì tích càng nhiều phóng xạ, làm tăng nguy cơ ung thư.

thuoc-la-7.jpg

Nhiều nghiên cứu theo dõi hàng triệu người trong hàng chục năm, WHO chỉ ra thuốc lá gây 11 loại bệnh ung thư khác nhau; nhiều nhất là phổi, khí quản, phế quản… 75- 95% trường hợp ung thư phổi, phế quản là do thuốc lá.  Theo WHO, tỷ lệ mắc ung thư phổi trên toàn cầu tăng khá nhanh trong 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư khác. Tỷ lệ này cho thấy sự liên quan mật thiết giữa ung thư với số người hút thuốc tăng lên. Khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tại Việt Nam, ung thư phổi là ung thư hàng đầu ở nam giới, với hơn 17.000 ca tử vong mỗi năm.
 
Theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, thuốc lá chứa gần 7.000 chất độc, trong đó gần 70 chất đã được chứng minh có thể dẫn đến ung thư như formaldehyde, vòng benzene, chì…Thuốc lá có chứa chất phóng xạ, các chuyên gia ước tính hút một điếu thuốc bằng một lần đi chụp X-quang. Vì thế, hút thuốc lá càng nhiều thì tích càng nhiều phóng xạ, làm tăng nguy cơ ung thư.
 
Ngoài ra, thuốc lá còn chứa cả chất phóng xạ polonium-210. Chất này tồn tại khắp nơi, rễ cây thuốc lá hấp thụ chúng và tổng hợp trên lá. Lá được chế biến và được con người hấp thụ qua đường hút, mặc dù số lượng rất nhỏ nhưng sẽ được lưu giữ lại ở phổi. Đối với người bình thường, việc hấp thụ chất polonium qua đường ăn uống rất nhỏ và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng riêng người hút thuốc lá thì sẽ tích lũy gấp hàng chục lần chất này trong cơ thể. Nếu 1 người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày sẽ gây nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ phổi, cực kỳ nguy hiểm.
Không những vậy, những người hít phải khói thuốc thụ động cũng đồng thời hấp thụ chất phóng xạ này. Chất polonium-210 càng tích tụ nhiều càng gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ung thư thì tim mạch, hô hấp và sức khỏe sinh sản, sinh dục là 4 nhóm chính về các bệnh liên quan đến thuốc lá. Bên cạnh đó rất nhiều bệnh khác có nguyên nhân từ việc hút thuốc lá như sâu răng, đen răng, vết nhăn tăng, loãng xương…
 
Các biện pháp cụ thể để cai thuốc lá:
 
Chất nicotin có trong thuốc lá chính là 1 chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như héroin và cocain và tạo ra cảm giác sảng khoái. Vì lẽ đó, có rất nhiều người muốn bỏ thuốc lá và đã bỏ được thuốc lá dễ dàng trong lần cố gắng đầu tiên nhưng chẳng bao lâu sau đó lại bị tái nghiện. Phần lớn đều phải cai thuốc lá đến lần thứ 3 mới thành công. Tỉ lệ cai thuốc lá hàng năm chỉ khoảng 2.5%. Việc khó bỏ thuốc lá này được giải thích một phần là do nồng độ cotinine (chất chuyển hóa của nicotine) tăng cao trong máu.
 
Việc bỏ thuốc lá thật không dễ dàng chút nào, ngay cả đối với những người được coi là rất năng động và tự chủ và rất dễ bị tái nghiện. Muốn cai thuốc lá cần phải được chuẩn bị tư tưởng 1 cách chu đáo và phải có kế hoạch hẳn hoi. Một kế họach cai thuốc lá bao gồm các biện pháp cụ thể để có thể tự chính mình quyết tâm không hút thuốc lá và giữ vững ý chí này trong 1 thời gian dài. Bên cạnh đó là cách sử dụng các loại thuốc cần thiết để hỗ trợ cho cho người muốn cai thuốc lá vượt qua được tác dụng gây nghiện của nicotin. Cần lưu ý là không có liều thuốc kỳ diệu nào có thể giúp bỏ thuốc lá nếu chính bản thân của đối tượng không quyết tâm.
 
Quyết định cai thuốc lá, lên kế hoạch cai thuốc. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên sức khỏe về cách dùng thuốc và cách đối phó với ý muốn hút thuốc lại. Chọn 1 ngày thuận tiện làm ngày bắt đầu cai thuốc lá và cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do. Trước ngày bắt đầu cai thuốc lá, giặt sạch quần áo và làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi… Vứt bỏ toàn bộ các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như hộp quẹt, gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc…
 
Không hút thuốc lá trong suốt ngày được chọn bắt đầu ngưng hút và những ngày sau đó. Không đến những nơi có thể làm hút thuốc lá trở lại, tìm cách không đi ngang nới có quầy thuốc lá vẫn thường mua… Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện để không hút thuốc lá trở lại.Chuẩn bị sẳn những cách từ chối khi bị mời thuốc
 
Phương pháp giúp cai nghiện thuốc lá trong Y học cổ truyền
 
Người hút thuốc lá, muốn cai thuốc lá sẽ được phân loại nghiện nhận thức và/hoặc hành vi. Với người nghiện này sẽ được tư vấn các bài tập nhận thức và hành vi. Có thể kết hợp liệu pháp châm cứu.
 
Người hút thuốc lá, muốn cai thuốc lá được phân loại nghiện thực thể thì cần điều trị bằng thuốc cai nghiện tân dược kết hợp liệu pháp châm cứu và thuốc đông dược. Mức độ nghiện thực thể nặng hay  nhẹ sẽ quyết định loại và liều lượng thuốc tương ứng với mức:
 
·     Mức độ nghiện thực thể nhẹ: Tư vấn + Châm cứu + Thuốc đông dược
·     Mức độ nghiện thực thể trung bình: Tư vấn + thuốc tân dược liều thấp đến vừa + Châm cứu + Thuốc đông dược
·     Mức độ nghiện thực thể nặng: Tư vấn + thuốc tân dược liều vừa đến cao + Châm cứu + Thuốc đông dược
Đức Huy
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top