Hội viên, nông dân đặt niềm tin, kỳ vọng vào Đại hội đại biểu Hội Nông dân Quảng Nam lần thứ IX

Chủ nhật, 17/09/2023 15:39

Trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã đặt niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển của giai cấp Hội Nông dân trong nhiệm kỳ mới.

h21_1.jpg

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ diễn ra vào ngày 29/8 với chủ đề hướng đến "Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Quảng Nam vững mạnh toàn diện; tiếp tục nâng cao vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; hướng đến nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại".

Bên cạnh đó, đại hội sẽ bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã đặt niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển của giai cấp Hội Nông dân trong nhiệm kỳ mới.

Nông dân Dương Dục (khối phố Ngọc Nam, thành phố Tam Kỳ) tin tưởng: "Tôi rất vui mừng khi được tổ chức Hội Nông dân quan tâm, tạo mọi điều kiện để gia đình phát triển kinh tế.

Mong rằng Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam sẽ ngày càng vững mạnh, tiếp tục chăm lo cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn như gia đình tôi.

Với sự hỗ trợ sinh kế của Hội Nông dân tỉnh gia đình tôi sẽ nổ lực lao động, chăm sóc tốt các loại cây ăn quả, đem lại nguồn thu nhập, nâng cao cuộc sống. Kính chúc Đại hội Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp".

Bà Bhling Thị Ngất (hội viên nông dân chi hội thôn Zơrượt xã Anông xã Atiêng, huyện Tây Giang) chia sẻ: "Trong những năm qua, Hội Nông dân luôn quan tâm đến an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như gặp thời tiết, dịch bệnh gây hại trong quá trình sản xuất; là huyện miền núi dân cư sống thưa thớt việc đi lại vào khu sản xuất rất khó khăn… mong muốn Hội Nông dân tiếp tục có sự quan tâm, hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn chuyển đổi cây trồng con vật nuôi, cung ứng giống cây con chất lượng cho nông dân".

Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Phùng Văn Thưởng (tổ 3, thôn Vĩnh Xuân, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình) cho biết: "Danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân trao tặng thực sự ý nghĩa, là niềm vinh dự và tự hào của tôi, bởi đây thể hiện sự vượt khó, dám nghĩ, dám làm và sáng tạo của một người nông dân mà trước đây cũng nghèo, vất vả mưu sinh như bao người khác.

Tôi mong rằng, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động để hội viên nông dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này và là cầu nối để ngày càng có nhiều hộ nông dân SXKDG hơn nữa, biết giúp đỡ chia sẻ với những hộ nông dân khó khăn để vươn lên thoát nghèo, làm giàu; tiến đến xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng".

Ngư dân Phạm Văn Kiện (thôn An Hải Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành) tâm sự: "Nghề khai thác thủy hải sản, đánh bắt xa bờ là nghề truyền thống của bà con ngư dân, đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động vùng biển đem lại thu nhập chính cho gia đình và xã hội.

Ngư dân chúng tôi mong muốn Hội Nông dân các cấp kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ vay vốn ưu đãi để bà con đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, trang bị thêm các thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ngư trường truyền thống khai thác chính của ngư dân Núi Thành là Hoàng sa và Trường Sa, mỗi khi có áp thấp nhiệt đới hoặc gió bão, tàu thuyền thường tập kết tại đó để trú ẩn nhưng bị các tàu lạ xua đuổi không cho vào. Mong các cấp, các ngành có biện pháp bảo vệ ngư dân, cần có nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ ngư dân trong điều kiện thời tiết bất ổn, ngư trường đánh bắt cạn kiệt, sản lượng thu nhập thấp; tổ chức diễn đàn, hội thảo, đối thoại với ngư dân".

Chủ thể sản phẩm OCOP 4 sao nước cốt chanh Hồng Vân bày tỏ nguyện vọng: "Mong các cấp Hội Nông dân tiếp tục đồng hành cùng với chủ thể sản phẩm OCOP trong việc tư vấn, xây dựng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy trình thủ tục, hồ sơ công nhận sản phẩm, nâng tầm chất lượng thương hiệu, số lượng sản phẩm đủ sức cung ứng, cạnh tranh thị trường. Về phần chúng tôi, những chủ thể OCOP sẽ góp phần tạo việc làm cho lao động và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào tại địa phương, vừa tiêu thụ nguồn nguyên liệu, vừa tạo ra sản phẩm OCOP thế mạnh của địa phương…".

Anh Đặng Tấn Anh - hội viên chi hội Nuôi bò thâm canh, thôn 5, xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước: "Chi hội nuôi bò thâm canh là môi trường rất phù hợp để những người cùng ngành nghề, sở thích chăn nuôi bò như tôi được sinh hoạt giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, tích lũy thêm nhiều kiến thức, cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau để chăn nuôi bò hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Đây là mô hình cần được duy trì, phát huy và nhân rộng. Tuy nhiên hiện nay giá cả các sản phẩm của người nông dân làm ra thiếu ổn định. Kính đề nghị Hội Nông dân các cấp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền, quan tâm tạo điều thuận lợi cho người chăn nuôi phát triển bằng cách bình ổn giá; ngăn chặn triệt để việc nhập lậu thịt gia súc từ các nước lân cận qua đường tiểu ngạch vào Việt Nam, nhất là những sản phẩm thịt có sử dụng các loại thuốc tăng trọng nên giá thành rẻ, vừa gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa phá giá thị trường gây bất lợi cho người nông dân".

Ông Võ Thanh Anh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh chia sẻ: "Cán bộ, Hội viên Nông dân huyện Phú ninh bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ có nhiều giải pháp sáng tạo, đột phá để thực hiện tốt các chỉ tiêu nghị quyết đại hội.

Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập. Các cấp Hội cần quan tâm tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, công nghệ; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao làm điểm, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, liên kết giữa các mô hình và sản xuất an toàn, hữu cơ; hỗ trợ vốn, cung ứng phân bón, cây, con giống chất lượng cho nông dân; tích cực phối hợp với các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm để các sản phẩm của nông dân sản xuất, chế biến được đón nhận ở khắp nơi".

Theo danviet.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top