Hội thảo công tác quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền

Thứ năm, 01/10/2009 22:32

Ngày 1/10/2009, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo công tác quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền.

img

Đến dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo các Sở Thông tin truyền thông và đài truyền hình trên toàn quốc.

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Quy chế Quản lý hoạt động truyền hình trả tiền trình Thủ tướng Chính phủ. Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã nhấn mạnh đây là quy chế đầu tiên dành riêng cho truyền hình trả tiền đồng thời là vấn đề lớn trong quản lý Nhà nước về phát thanh truyền hình. Hội thảo được tổ chức để cơ quan quản lý lắng nghe ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ, ý kiến người dân hưởng thụ dịch vụ, qua đó cũng nắm thêm hiện trạng hoạt động truyền hình trả tiền. Truyền hình là lĩnh vực phát triển nhanh và mạnh nên cơ quan quản lý cần cố gắng tiếp cận với sự phát triển đó.

Dự thảo Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền gồm 8 chương, 38 điều quy định việc quản lý, cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ truyền hình trả tiền và nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền. Đối tượng áp dụng của quy chế là các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ truyền hình trả tiền và nội dung thông tin trong truyền hình trả tiền tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, thu và sử dụng tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh tại Việt Nam. Chương II của Quy chế quy định cụ thể về các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền và quy định về việc thu trực tiếp tín hiệu truyền hình từ vệ tinh. Chương III quy định rõ việc quản lý, cung cấp nội dung trên truyền hình trả tiền. Chương IV quy định về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ, chương V quy định việc quản lý, cung cấp hạ tầng mạng truyền hình trả tiền, chương VI quy định về phí và lệ phí.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã nêu ý kiến đóng góp vào nội dung của dự thảo như: các loại phí nêu trong quy chế còn rườm rà, sẽ dẫn đến việc tăng phí sử dụng của người dân; nên có quy định về việc tận dụng các trang thiết bị đã đầu tư để phát sóng phục vụ nhân dân; cần quy định về tỷ lệ chương trình truyền hình trong nước và truyền hình nước ngoài; có cơ chế về việc ưu tiên sử dụng truyền hình trong nước; vấn đề đầu tư công nghệ truyền hình kỹ thuật số và các công nghệ mới khác với việc tăng mức phí lắp đặt của người sử dụng; vấn đề quy hoạch đô thị cần giải quyết như thế nào khi các cơ quan ngầm hóa mạng cáp, nên chăng có một doanh nghiệp độc quyền Nhà nước đứng ra xây dựng, quản lý và cho thuê mạng lưới đó; việc quảng cáo trên truyền hình trả tiền – liên quan đến phản ảnh của nhân dân không muốn xem quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền…

Theo thống kê mới nhất, trên cả nước hiện đã có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp đang phục vụ khoảng trên 2 triệu thuê bao (tăng hơn 20 lần so với năm 2003). Truyền hình trả tiền bằng công nghệ DTH (với 2 nhà cung cấp) đang có 130 ngàn thuê bao. Truyền hình giao thức Internet (4 nhà cung cấp) đang có khoảng 10 ngàn thuê bao. Còn truyền hình sử dụng công nghệ số mặt đất (3 nhà cung cấp) có khoảng 2 triệu thuê bao. So với nhiều ngành dịch vụ khác, có thể nói kinh doanh truyền hình trả tiền đang trở thành một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh.

Hiện nay dự thảo này đã được đưa lên Trang thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến nhân dân. Bạn đọc có thể góp ý cho dự thảo tại đây.

banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top