Hội nghị tổng kết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

Thứ sáu, 17/05/2013 13:30

Ngày 17/5/2013, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế - Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị tổng kết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 để xin ý kiến góp ý về các nội dung trong việc tổng kết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và việc xây dựng dự thảo thông tư “Quy định về xây dựng, soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật”. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát biểu khai mạc hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị chức năng thuộc Bộ.

img

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác xây dựng thể chế, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thông qua hội nghị này, Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng tích cực trao đổi, góp ý kiến để hoàn thiện các nội dung của việc tổng kết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, đồng thời giúp lãnh đạo Bộ hoàn thiện các công tác pháp chế, làm cơ sở đề xuất sự cần thiết ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) và hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay…

Theo đại diện Vụ Pháp chế, việc xin ý kiến góp ý từ các đơn vị về các nội dung liên quan đến việc tổng kết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 được ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-BTP ngày 11/3/2013 của Bộ Tư pháp. Thời gian qua, việc triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đạt được một số kết quả nổi bật như: đã hoàn thiện và bảo vệ thành công 4 dự án Luật lớn là Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Viễn thông, Luật Bưu chính, Luật Xuất bản (sửa đổi 2012); xây dựng và ban hành nhiều văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý của Bộ. Trong giai đoạn từ 2007 – 2012, tổng số thông tư mà Bộ đã ban hành là 131; tổng số thông tư liên tịch do Bộ chủ trì soạn thảo và ban hành là 17; tổng số văn bản đã chủ trì soạn thảo trình các cấp có thẩm quyền ban hành là 66. Bên cạnh việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông còn tham gia góp ý với các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên và các bộ, ngành, địa phương gửi xin ý kiến. Trung bình mỗi năm có khoảng 800 lượt dự thảo văn bản gửi xin ý kiến. Trong thời gian tới, Bộ cũng đang khẩn trưởng xây dựng dự án Luật An toàn thông tin và một số văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực quản lý của Bộ, góp phần vào việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.

Đối với dự thảo Thông tư “Quy định về việc xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất và pháp điển văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông”, Vụ Pháp chế cho biết, Thông tư này gồm có 8 chương và 45 điều, thông tư quy định về việc tham gia góp ý kiến đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi lấy ý kiến. Thông tư được áp dụng đối với các đơn vị, các cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông…

Đại diện các đơn vị đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo tổng kết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Thời gian qua, do việc các văn bản đóng góp ý kiến gửi về cơ quan chủ trì soạn thảo không đúng thời hạn quy định đã làm ảnh hưởng đến tiến độ của việc xây dựng văn bản. Vì vậy, các đại biểu cho rằng Vụ Pháp chế cần quy định rõ thời hạn trả lời văn bản, thời hạn này phải đủ dài để các tổ chức được xin ý kiến đóng góp nghiên cứu văn bản và đưa ra ý kiến đóng góp; có quy định rõ khung thời gian phê duyệt các văn bản được trình; cần nghiên cứu và xem xét để quy định rõ hơn việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý ngang nhau và không cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề…
 

Thu Hương
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top