Hội nghị Sơ kết toàn quốc 3 năm thực hiện "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn"

Thứ ba, 23/07/2013 08:49

Sáng 17/7, tại Văn phòng Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

img

Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương  phát biểu chỉ đạo.

Tham dự hội nghị về phía Bộ LĐ-TB&XH còn có Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền; Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi; Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề Dương Đức Lân; Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề Nghiêm Trọng Quý; Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề Cao Văn Sâm.

Dự Hội nghị còn có đại diện Bộ NN&PTNT; Bộ GD&ĐT; Bộ Nội vụ; TW Đoàn; Hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội; Hội Nông dân; Hội LHPN Việt Nam cùng đại biểu ở 63 đầu cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương cần đánh giá đúng thực tiễn những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn tiếp theo.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Ngọc Phi đã báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện trong 11 năm (2010-2020) với mục tiêu: Dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,5 triệu người theo chính sách của Đề án, đào tạo bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã. Qua 3 năm đầu thực hiện đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1 088 393 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án, đạt 77,7% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch 11 năm. Tỉ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn đạt 78,9%. Tại 58 địa phương, số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn đạt 70% trở lên. Trong 3 năm, đã đào tạo bồi dưỡng hơn 203 593 lượt cán bộ, công chức xã, đạt 67,8% kế hoạch và bằng 18,5% kế hoạch 11 năm thực hiện Đề án. Tổng kinh phí đã sử dụng cho hỗ trợ dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã là 4 778 413 tỷ đồng, bằng 18,4% tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 11 năm.
 
Bên cạnh những mặt đạt được, báo cáo sơ kết 3 năm của Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra những mặt tồn tại trong quá trình thực hiện, triển khai Đề án. Đáng chú ý là việc tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp chính quyền địa phương còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm vùng, ngành kinh tế. Có địa phương chưa nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương “không tổ chức dạy và học nghề khi chưa xác định được nơi làm việc và mức thu nhập có được sau khi học”.
 
Hội nghị cũng đã nhận được 17 tham luận đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị từ đại diện các Bộ, ngành, địa phương. Trong đó đáng chú ý là kiến nghị xem xét bổ sung kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo; điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại học nghề cho những đối tượng này, đặc biệt là có chính sách ưu tiên hơn đối với người khuyết tật; gắn đào tạo nghề với hỗ trợ việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân; gắn việc thực hiện Đề án với chủ trương xây dựng nông thôn mới…
 
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả đạt được của việc thực hiện Đề án  trong 3 năm qua. Phó Thủ tướng khẳng định: “Đề án đã đi đúng hướng, đã đào tạo được lực lượng lao động có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước.”Đối với những địa phương có tỷ lệ người có việc làm sau học nghề còn thấp so với tỉ lệ chung của toàn quốc  như Yên Bái (16%), Ninh Bình (56%), Bến Tre (60%),  Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo thực hiện đề án các tỉnh cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tìm hướng khắc phục. Nhằm đảm bảo việc triển khai Đề án đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Dạy nghề cho lao động nông thôn  là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn. Trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung khắc phục những hạn chế 6 yếu tố đầu vào như: cơ sở trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách…không được để trống yếu tố đầu vào cấp huyện. Bộ LĐ-TB&XH sớm điều chỉnh, ban hành chính sách mới trong thời gian sớm nhất. Triển khai quyết liệt công tác đào tạo gắn với sản xuất, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã; đẩy mạnh công tác truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nôn thôn”.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top