Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2021

Thứ tư, 12/01/2022 12:28

Sáng ngày 12/1/2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

VM-BVH-2.jpg

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Hội nghị, trong năm năm 2021, do có sự giám sát, chỉ đạo kịp thời từ các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản đã khắc phục được khó khăn, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh COVID-19. Nhiều nhà xuất bản đã sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, phát hành nhiều bộ sách, đầu sách, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành và địa phương.

Mặc dù vậy, cá biệt vẫn có cơ quan chủ quản chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, giám sát hoạt động của nhà xuất bản thuộc quyền. Một số cơ quan chủ quản còn buông lỏng quản lý, để nhà xuất bản cho ra thị trường các đầu sách vô bổ, chạy theo thị hiếu tầm thường của số ít độc giả… Đây là những vấn đề cần được quan tâm khắc phục triệt để trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức cũng chỉ ra một số nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện trong năm 2022 đối với công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động xuất bản.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của các cơ quan chủ quản, nhà xuất bản trong khai thác, tổ chức bản thảo, cho ra nhiều xuất bản phẩm có giá trị, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Đồng chí lưu ý, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về công tác xuất bản. Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản cần bám sát nhiệm vụ chính trị trong công tác xuất bản. Song song với đó, ngành xuất bản phải phát triển theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại. Vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa sản xuất kinh doanh, các xuất bản phẩm phải là mặt hàng góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Để làm được điều đó, vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các cơ quan chủ quản và các nhà xuất bản cần phải được phát huy hơn nữa. Chúng ta đã làm tốt rồi thì phải làm tốt hơn. Tới đây, công tác xuất bản cần tập trung lựa chọn ưu tiên các vấn đề, đề tài thông tin tuyên truyền gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

Đến tháng 12/2021, cả nước có 57 NXB (15 NXB đã hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, 42 đơn vị sự nghiệp công lập).

Trong năm 2021, các NXB đã xuất bản, nộp lưu chiểu hơn 29 nghìn cuốn sách in, với 350 triệu bản; hơn 2.300 xuất bản phẩm điện tử với 25 triệu lượt truy cập; hơn 1.300 xuất bản phẩm khác (băng, đĩa, bản đồ, bưu ảnh…) với hơn 25 triệu bản.

 

Đài Sơn
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top