Hội nghị Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh năm 2022

Thứ tư, 14/12/2022 17:04

Ngày 13/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch hoạt động của BCĐ Chuyển đổi số tỉnh năm 2022. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ Chuyển đổi số tỉnh chủ trì. Tham dự có các thành viên BCĐ, Tổ công tác giúp việc BCĐ, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh; lãnh đạo Tỉnh đoàn; Trưởng BCĐ Chuyển đổi số các huyện, thành phố.

bac-ninh-2-1658737947063888764061-0-70-478-835-crop-16587379554772089772741.jpg 

Thực hiện Nghị quyết số 52 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Về thể chế số: Sớm kiện toàn BCĐ Chuyển đổi số và ban hành Quy chế, Kế hoạch hoạt động năm 2022 của BCĐ Chuyển đổi số các cấp; thành lập 733 Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% thôn với 3.252 thành viên; Cơ quan chuyên trách về Chuyển đổi số,...

Về chính quyền số: Đã triển khai Trung tâm dữ liệu (Data center) tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và một số cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã được kết nối với hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng nội tỉnh tốc độ cao. Phủ sóng Wifi miễn phí tại một số điểm ở khu vực thành phố Bắc Ninh. Xây dựng kế hoạch triển khai nâng cấp mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G. Triển khai Đề án chuyển đổi IPv6 trên địa bàn tỉnh chuyển đổi mạng Internet của tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới. Đưa vào sử dụng một số nền tảng số dùng chung cấp tỉnh gồm: Hệ thống thư điện tử công vụ, Cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tích hợp Dịch vụ công trực tuyến, hệ thống camera giám sát, hệ thống hội nghị truyền hình, nền tảng tích hợp dữ liệu LGSP và một số nền tảng được thuê dưới dạng dịch vụ phần mềm như giám sát mạng xã hội, quản lý tài sản,...Toàn tỉnh có hơn 140 cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin (CNTT) và một đội chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng với 32 thành viên; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã thường xuyên ứng dụng CNTT phục vụ công việc,...Hiện có 32 hệ thống thông tin do các cơ quan nhà nước đang quản lý vận hành được đặt tại Trung tâm dữ liệu tỉnh, trong đó có 09 hệ thống thông tin (chiếm 28%) của cơ quan nhà nước được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin.

Về Kinh tế số: Đang triển khai lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu CNTT tập trung tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ lệ hộ kê khai thuế đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; Số lượng hóa đơn điện tử đã được tạo lập là gần 3,5 triệu hóa đơn,…

Về xã hội số: Đã triển khai hệ thống tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị, phản ánh hiện trường của người dân trên nhiều lĩnh vực và qua nhiều hình thức trực tuyến như: cổng thông tin điện tử, các nền tảng số phục vụ liên lạc, các ứng dụng di động,…Việc triển khai danh mục các nhiệm vụ, dự án CNTT, chuyển đổi số năm 2022, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì đã rà soát và tiếp tục nghiên cứu tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương.

Đối với Đề án 06, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương củng cố, phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực làm sạch dữ liệu bảo đảm an ninh, an toàn, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hoàn thành việc triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ hiệu quả, kịp thời người dân, doanh nghiệp. Công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được triển khai tích cực, đạt tiến độ, kế hoạch đề ra. Công an tỉnh - cơ quan Thường trực đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công trong thực hiện Đề án 06, gắn với 5 nhóm tiện tích: giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển KT-XH; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp,…

Tại Hội nghị, các thành viên BCĐ chuyển đổi số của tỉnh, đại diện một số cơ quan, đơn vị đã thảo luận, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong thời gian tới để đảm bảo cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh diễn ra theo đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như kết quả bước đầu đạt được trong việc triển khai các nội dung Chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Xác định Chuyển đổi số cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 52 và Kế hoạch số 313 của UBND tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh tham mưu văn bản giao chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến, ký số văn bản điện tử, phản ánh kiến nghị của người dân và các chỉ tiêu đo lường chính sách,...trực tiếp cho từng sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn làm căn cứ để triển khai hiệu quả. Sở Thông tin và Truyền thông thống kê, đánh giá kết quả các đơn vị thực hiện hàng tháng, gửi Văn phòng UBND tỉnh trước phiên họp thường kỳ UBND tỉnh 03 ngày làm việc để chỉ đạo, kiểm điểm; đồng thời rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung các dự án liên quan đến xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, chuyển đổi số, nội dung phản ánh kiến nghị của người dân liên quan đến lĩnh vực của các sở, ngành. Các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, chủ động bố trí nhân lực về CNTT, đề xuất kinh phí thực hiện Chuyển đổi số. Sở Tài chính chủ trì tham mưu trình ban hành định mức về tài sản chuyên dùng lĩnh vực CNTT. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành quy chế quản lý, phối hợp về đường truyền và hội nghị trực tuyến. Tỉnh đoàn phối hợp triển khai các hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Đối với Đề án 06, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án; rà soát, triển khai các nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 3451 của UBND tỉnh; rà soát, yêu cầu 100% công chức, viên chức, người lao động hoàn thành làm thẻ Căn cước công dân, thực hiện đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, tài khoản dịch vụ công xong trước ngày 25/12/2022. Sở Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định chuyển đổi phương thức hoạt động từ thủ công sang công nghệ, thực hiện số hóa 100% dữ liệu hộ tịch. Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp rà soát các điều kiện về hạ tầng, dữ liệu. Sở Y tế đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh bằng thẻ Căn cước công dân. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top