Hậu Giang: Nông nghiệp nên là lĩnh vực đi tiên phong trong chuyển đổi số

Thứ ba, 01/11/2022 18:26

Hội thảo Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức vào chiều ngày 7-7, đã tạo điều kiện cho bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ở lĩnh vực nông nghiệp.

h1_6.jpg

Cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, trong đó thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản… Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đã ban hành Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã xác định cần tạo đột phá trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chuyển đổi số để nhanh chuyển đổi số toàn diện các cơ sở dữ liệu lớn, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc tổ chức hội thảo lần này, đã cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ hội lắng nghe, tìm hiểu các mô hình giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả để từ đó, lựa chọn mô hình giải pháp phù hợp. có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 22,73% trong cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp được xác định, là một trong bốn trụ cột để phát triển tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới, vì vậy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được lựa chọn là chủ đề của hội thảo chiều hôm nay. Tuy nhiên, chuyển đổi số đặc biệt là chuyển đổi số nông nghiệp, là một nội dung mới có chưa có tiền lệ thông qua hội thảo, hi vọng rằng sẽ có nhiều ý kiến quý báu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuyển đổi số nông nghiệp. Để từ đó, thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây, Hậu Giang đang triển khai nhiều chương trình, dự án để cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Một trong những mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đang hướng đến là chuyển đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu đưa Hậu Giang trở thành một trung tâm nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nông nghiệp là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để phát triển nông nghiệp mang tính bền vững, tỉnh đã đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, củng cố, nâng cấp hợp tác xã, ban hành các cơ chế, chính sách… thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: Đề án cơ giới hóa; Đề án phát triển trạm bơm điện; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Đề án phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng 15 hợp tác xã và 3 liên minh hợp tác xã phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Tỉnh lựa chọn cây trồng, vật nuôi đặc trưng như: cây khóm; cây mãng cầu. Đặc biệt là phát triển 05 nông sản chủ lực: lúa, mít, chanh không hạt, các thác lác và lươn.

Những chuyện cần làm...

Các diễn giả cũng thảo luận, chia sẻ và giải đáp chuyên sâu các giải pháp, kinh nghiệm triển khai thực tế công tác chuyển đổi số ở lĩnh vực nông nghiệp tại hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Để thực hiện chuyển đổi số tỉnh xác định cần phải thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân về ứng dụng chuyển đổi số. Xây dựng cơ bản Bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu thông tin ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng một số mô hình nông nghiệp thông minh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử. Xây dựng các thiết bị thông minh, nâng cấp các trạm đo chất lượng nguồn nước, lắp đặt bẫy đèn thông minh, hệ thống camera giám sát an toàn thực phẩm.

Theo đề xuất của ông Phạm Việt Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ số thông minh: Để chuyển đổi số ngành nông nghiệp, thì xây dựng nền tảng dữ liệu số và nền tảng tích hợp trên cơ sở đó, phát triển các dịch vụ, ứng dụng số là vấn đề không thể thiếu. Qua đây, góp phần cung cấp các dịch vụ, dữ liệu hỗ trợ hiệu quả người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về phát triển nông nghiệp, nông sản; cung cấp các công cụ hữu hiệu hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành về nông nghiệp cho cán bộ, lãnh đạo ở các cấp đơn vị; tạo sự kết nối liên thông để kế thừa khai thác tối đa kết quả chuyển đổi số ngành nông nghiệp của của Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan ứng dụng vào phát triển nông nghiệp địa phương.

Gắn với chuyển đổi số, việc truy xuất nguồn gốc góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, ông Phạm Ngọc Hoàng Nam, Trưởng phòng Dịch vụ phần mềm, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT, chia sẻ: Việc truy xuất – xác thực nguồn gốc góp phần chống hàng giả, kiểm soát bán hàng, xây dựng uy tín thương hiệu, tăng hiệu quả marketing, tương tác với khách hàng đầu cuối, giúp phân tích – dự đoán – xây dựng chiến lược. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp người tiêu dùng truy xuất, tìm hiểu về thông tin sản phẩm nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Vì vậy, nếu đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp, thì truy xuất – xác thực nguồn gốc có ý nghĩa rất lớn, cần được đẩy mạnh thực hiện…. 

Nguồn: www.baohaugiang.com.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top