Hàng triệu nông dân học cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Thứ bảy, 01/10/2022 10:11

Theo Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong năm 2022, 100% hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn TMĐT.

110h9.jpg

Kế hoạch của Bộ TT&TT đề ra nhiều mục tiêu cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên cả nước như: 100% hộ SXNN đáp ứng tiêu chí của Kế hoạch được đưa lên các sàn TMĐT Postmart.vn (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel); 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đưa lên sàn TMĐT; 100% hộ SXNN lên sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn TMĐT.

Cùng với đó, sẽ hỗ trợ hộ SXNN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT; quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; Lựa chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, các công cụ phục vụ SXNN thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho các hộ SXNN.

Ngoài ra, các hộ SXNN sẽ được cung cấp thông tin hữu ích như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, phân, giống… thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số.

Bộ TT&TT cũng đã nêu rõ các nhóm nhiệm vụ quan trọng cần triển khai trong năm 2022. Trước hết là số hóa dữ liệu hộ SXNN, xây dựng danh sách hộ SXNN trên toàn quốc, xác định sản phẩm và thông tin đăng bán trên nền tảng sàn TMĐT. Các hộ SXNN sẽ được tập huấn, hướng dẫn cách khởi tạo tài khoản, đăng bán sản phẩm trên sàn TMĐT, kèm theo các kỹ năng cần thiết để bán hàng và quảng bá sản phẩm trên nền tảng số.

Tiếp đến là tổ chức giao dịch trên sàn TMĐT; thực hiện marketing, quảng cáo, bán lẻ sản phẩm nông nghiệp qua sàn TMĐT nội địa và quốc tế thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.

Đồng thời, sẽ xây dựng thói quen hoạt động trên nền tảng sàn TMĐT; tổ chức công tác truyền thông; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho hộ SXNN…

Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Bộ TT&TT xác định rõ, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành liên quan (đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành ở địa phương) và các sàn TMĐT trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các hộ SXNN, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, tiểu thương.

Đáng chú ý, các sàn TMĐT phải đảm bảo về nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ đáp ứng năng lực vận hành của sàn TMĐT phục vụ các hộ SXNN tham gia giao dịch trên sàn TMĐT; Đào tạo, hướng dẫn các hộ SXNN về kỹ năng số và cách thức sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; Đảm bảo cung ứng các nguyên liệu, vật tư đầu vào có thương hiệu và có chính sách ưu đãi cho hộ SXNN phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Được biết, ngày 21/7/2021, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1034 phê duyệt Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 11/8/2021, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị phổ biến và hướng dẫn triển khai Chương trình hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT.

Sau hơn 4 tháng triển khai Quyết định số 1034 (từ tháng 7 đến tháng 11/2021), đã có hơn 4 triệu hộ SXNN được đưa lên sàn TMĐT; hơn 49 nghìn sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn; hơn 67,5 nghìn giao dịch được thực hiện trên các sàn này.

Theo số liệu mới nhất được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử 1034 của Bộ TT&TT, đến tháng 2/2022, cả nước đã có hơn 5,2 triệu hộ SXNN lên sàn TMĐT, hơn 5,7 triệu hộ SXNN được đào tạo kỹ năng số; hơn 65 nghìn sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT với gần 79 nghìn giao dịch trên sàn TMĐT

theovietnamnet.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top