Hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam đã hợp pháp hoá các phần mềm máy tính

Thứ tư, 12/02/2020 10:51

Hơn 300 tập đoàn tại Việt Nam đã hợp pháp hoá các phần mềm, trong một nỗ lực của Liên minh phần mềm BSA nhằm hạn chế phần mềm lậu tại các nước ASEAN.

20200212-Nam-8.jpg
Hơn 300 doanh nghiệp đã hợp pháp hoá các phần mềm trên máy tính của họ. Ảnh minh hoạ: H.Đ
 
BSA, Liên minh phần mềm, báo cáo rằng trong 6 tháng cuối năm 2019, hơn 300 tập đoàn tại Việt Nam đã hợp pháp hóa tất cả phần mềm trên hơn 20.000 máy tính (PC). Phần lớn các công ty này có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Số còn lại được ghi nhận tại 12 tỉnh thành khác như: Hà Nội , Đồng Nai , Bình Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Lâm Đồng, An Giang, Quảng Trị, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Bà Rịa-Vũng Tàu. 
 
Năm ngoái, BSSA khởi xướng chiến dịch hợp pháp hóa phần mềm tại ASEAN, nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan tại Việt Nam về mức độ cần thiết phải loại bỏ việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp của công ty. 
Kể từ tháng 1 năm 2018, vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Với các pháp nhân thương mại, hình phạt có thể lên tới 3 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời gian tới 2 năm.
 
“300 tập đoàn, doanh nghiệp gần đây đã hợp pháp hóa phần mềm của họ thể hiện một hướng đi đúng đắn và nâng cấp an ninh kịp thời”, ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA cho biết. “Tuy nhiên, hàng ngàn tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục dựa vào các phần mềm bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Do đó, rõ ràng, các CEO tại Việt Nam cần phải chủ động giải quyết tình trạng sử dụng phần mềm bất hợp pháp vẫn đang còn tiếp diễn.” 
 
Ông Sawney cho biết có những kế hoạch hướng tới việc hợp pháp hóa phần mềm trong từng ngành cụ thể như ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử và các ngành công nghệ cao tại Việt Nam. Đồng thời, các nhóm bảo vệ người tiêu dùng nên lưu ý tới cách các phần mềm bất hợp pháp gây nguy hiểm cho việc bảo vệ thông tin riêng tư người dùng. Trong số những rủi ro liên quan đến phần mềm không có giấy phép, truy cập trái phép bởi các hacker và mất dữ liệu đều trực tiếp tác động tới sự an toàn của người tiêu dùng.   
 
Hoạt động hợp pháp hóa phần mềm tại Việt Nam đang diễn ra cùng các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, các CEO trong khu vực có phần chủ động hơn khi quản lý phần mềm dùng trong doanh nghiệp để đảm bảo tính pháp lý. Theo Khảo sát Phần mềm Toàn cầu BSA 2018, tỷ lệ sử dụng phần mềm không có giấy phép tại Việt Nam là 74%, trong khi tỷ lệ trung bình ở Châu Á Thái Bình Dương là 57%.
 
Liên minh phần mềm BSA có thành viên là nhiều công ty hàng đầu thế giới, là đơn vị ủng hộ cho ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu trước các chính phủ và trên thị trường quốc tế. 
 
H.Đ (ICTNews)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top