Hội nghị nhằm thu thập ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Báo chí sửa đổi (gồm 6 chương, 62 điều) trước khi dự luật này được Quốc hội bỏ phiếu thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII tới đây.
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo. Bên cạnh đó tập trung góp ý liên quan đến các điều khoản của dự thảo luật như: phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ về báo chí, hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, tự do báo chí, tự do ngôn luận, các cơ quan báo chí, đối tượng, loại hình báo chí, văn phòng đại diện, thường trú của các cơ quan báo chí, tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí, quyền và nghĩa vụ của nhà báo, đối tượng được cấp thẻ nhà báo, giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, họp báo…
Theo các đại biểu, Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đã thể hiện được quyền tự do báo chí của công dân, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí và các vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về các loại hình báo chí quy định tại Điều 3 để quản lý chặt về nội dung thông tin chứ không phải chỉ quản lý về hình thức.
Các đại biểu đề nghị bổ sung nội dung thông tin gây hiểu lầm, bởi trên thực tế có một số bài báo do rút tít gây hiểu lầm, khiến sai lệch về mục đích chính trị hoặc ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức. Cùng với đó, cần quy định rõ hơn về tác giả trong lĩnh vực báo chí bởi trên thực tế mặc dù có đầy đủ văn bản pháp lý, nhưng khả năng thực thi, bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí vẫn vi phạm thường xuyên, không có hướng giải quyết dứt điểm.
Nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến, làm rõ khái niệm người đứng đầu cơ quan báo chí và tổng biên tập theo hướng nên quy định là Tổng Biên tập, không nên ghi là Tổng Giám đốc để thể hiện đặc thù của cơ quan báo chí…
Thay mặt Đoàn ĐBQH Hà Nội, ông Chu Sơn Hà, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến góp ý của đại biểu trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới./.
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo. Bên cạnh đó tập trung góp ý liên quan đến các điều khoản của dự thảo luật như: phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ về báo chí, hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, tự do báo chí, tự do ngôn luận, các cơ quan báo chí, đối tượng, loại hình báo chí, văn phòng đại diện, thường trú của các cơ quan báo chí, tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí, quyền và nghĩa vụ của nhà báo, đối tượng được cấp thẻ nhà báo, giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, họp báo…
Theo các đại biểu, Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đã thể hiện được quyền tự do báo chí của công dân, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí và các vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về các loại hình báo chí quy định tại Điều 3 để quản lý chặt về nội dung thông tin chứ không phải chỉ quản lý về hình thức.
Các đại biểu đề nghị bổ sung nội dung thông tin gây hiểu lầm, bởi trên thực tế có một số bài báo do rút tít gây hiểu lầm, khiến sai lệch về mục đích chính trị hoặc ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức. Cùng với đó, cần quy định rõ hơn về tác giả trong lĩnh vực báo chí bởi trên thực tế mặc dù có đầy đủ văn bản pháp lý, nhưng khả năng thực thi, bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí vẫn vi phạm thường xuyên, không có hướng giải quyết dứt điểm.
Nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến, làm rõ khái niệm người đứng đầu cơ quan báo chí và tổng biên tập theo hướng nên quy định là Tổng Biên tập, không nên ghi là Tổng Giám đốc để thể hiện đặc thù của cơ quan báo chí…
Thay mặt Đoàn ĐBQH Hà Nội, ông Chu Sơn Hà, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến góp ý của đại biểu trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới./.