Mùa vàng lấp lánh trên những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì
Với mục tiêu của chuyển đổi số là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với những chỉ tiêu cụ thể.
Chuyển đổi số được hiểu như quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Để triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, hiệu quả, trên quy mô toàn quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với một số tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số tại một số làng/xã tại các địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Bộ sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ các xã thí điểm như: hỗ trợ xây dựng một chương trình/dự án chuyển đổi số cho xã, trong đó xác định mục tiêu, nội dung giải pháp, các bước thực hiện chuyển đổi số; xác định các công nghệ, nền tảng số được sử dụng trong chuyển đổi; hỗ trợ trang thiết bị công cụ phục vụ chuyển đổi số cho xã dựa trên định hướng phát triển sản phẩm/dịch vụ lựa chọn. Mỗi xã thí điểm sẽ chọn lựa tối thiểu một sản phẩm/dịch vụ chủ lực, đặc trưng của địa phương để thực hiện chuyển đổi số.
Trong đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng cho người dân trong việc ứng dụng công nghệ số; quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ bán hàng thông qua nền tảng giao dịch trực tuyến cũng sẽ được Bộ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ.
Chương trình thí điểm chuyển đổi số cho một số xã dự kiến được triển khai với 100% nguồn lực xã hội hóa. Kinh phí, trang thiết bị do các doanh nghiệp công nghệ đóng góp và nhân lực chủ yếu là đoàn viên thanh niên của Bộ cùng lực lượng tại các địa phương./.