Google: Người dùng kỹ thuật số ở nông thôn Việt Nam đang gia tăng

Thứ năm, 17/11/2022 05:08

Với 68 triệu người sử dụng Internet, nền kinh tế Internet của Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong khu vực, tăng 39% mỗi năm kể từ năm 2015.

h23.png

Tốc độ tăng trưởng này dự kiến tiếp tục, với nỗ lực của chính phủ hướng tới phổ cập 100% điện thoại thông minh thông qua hỗ trợ sản xuất smartphone chi phí thấp và một trong những gói dữ liệu rẻ nhất trong khu vực.

Báo cáo "Tìm kiếm ngày mai của Việt Nam" (Vietnam's Search for Tomorrow) đầu tiên được phát hành tháng 10/2020 đã tìm hiểu xu hướng tìm kiếm của người dân trên khắp Việt Nam và khám phá cách người dân đang ngày càng tích hợp kỹ thuật số vào cuộc sống thường ngày của họ.

Sự gia tăng của người dùng số ở nông thôn

Mặc dù khu vực thành thị tiếp tục thống trị về chi tiêu trực tuyến, nhưng nông thôn Việt Nam là thị trường chính để tăng trưởng, được cho là sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi các thành phố lớn. Đây là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số cả nước - một thị trường chưa được khai thác với mức độ thâm nhập Internet ngày càng tăng.

77% khu vực nông thôn Việt Nam hiện có thể truy cập Internet và 91% khu vực truy cập web hàng ngày. Internet đã trở thành cầu nối tới các nguồn tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ mà những người dùng ở khu vực nông thôn tiếp cận lần đầu.

Người dùng nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc, giáo dục, phát triển bản thân và giải trí. Các nhà tiếp thị có thể sắp xếp gửi các tin nhắn/thông báo của họ phù hợp với các danh mục này, tận dụng nguyện vọng của những người dùng này bằng nội dung hữu ích và phù hợp để tạo ra một kết nối cảm xúc.

Nội dung phù hợp và dễ tiếp cận của YouTube thu hút người dùng nông thôn, với 97% sử dụng nền tảng này hàng tuần và 62% xem nội dung trên đó hàng ngày. Nhưng khi đưa ra quyết định mua hàng, người dùng luôn dựa vào tìm kiếm, với 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng tìm kiếm để tìm thông tin về sản phẩm so với phương tiện truyền thông truyền thống (24%) và mạng xã hội (27%).

Trên thực tế, 77% người dùng nông thôn Việt Nam đã nhấp vào quảng cáo tìm kiếm vì dòng tiêu đề có liên quan.

Sự trỗi dậy của nền kinh tế theo yêu cầu

Do đại dịch Covid-19, phần lớn thế giới phải đóng cửa, đã dẫn đến số người ghé qua các cửa hàng truyền thống giảm mạnh. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đã dừng giãn cách xã hội, nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thoải mái ra khỏi nhà, dẫn đến lưu lượng bán hàng tại các cửa hàng vẫn chậm hơn nhiều.

Ngay cả trước Covid-19, nền kinh tế Internet đang trên đà phát triển cùng với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang dần chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến với hy vọng có một lối sống tiện lợi và không rắc rối. Logic ở đây rất đơn giản: "Nếu tôi có thể gọi được một chiếc taxi hoặc bánh mì từ một cú nhấp chuột trên smartphone của mình, tại sao không phải đối với mọi thứ khác?"

Trong năm qua, theo báo cáo, cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về Sở thích tìm kiếm trên nhiều danh mục. Ví dụ: sự quan tâm của Tìm kiếm đối với các nền tảng phát trực tuyến video đã tăng gấp 2 lần trong nửa đầu năm nay. Sự quan tâm của Tìm kiếm trên YouTube đã tăng lên đối với nội dung truyền thống như "tin tức" cũng như nội dung trực tuyến độc đáo, như hiện tượng "asmr" (Autonomous sensory meridian response, tạm dịch là "Phản ứng kích thích cảm giác tự động) và "nhạc thiếu nhi" (baby bus).

Tương tự như vậy, giáo dục và quản lý tiền bạc cũng có sự gia tăng ổn định về tiêu chí sở thích tìm kiếm: cứ 3 người thuộc thế hệ Z thì có 1 người sử dụng Internet chỉ riêng trong tháng trước để học hỏi và phát triển nền tảng kiến thức của họ.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Việt Nam cũng đang chuyển dịch sang hình thức giao dịch trực tuyến cho nhu cầu tài chính của họ, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm "ứng dụng cho vay trực tuyến" tăng 300% trong năm qua.

Mua sắm thông minh 

Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp các dịch vụ số vào cuộc sống hàng ngày của họ, báo cáo cho biết người tiêu dùng đang khám phá nhiều lựa chọn và kênh khác nhau trên con đường mua hàng của họ. Hành trình mua sắm đã phát triển đáng kể do truy cập Internet tang lên và ảnh hưởng bởi Covid-19, và 83% người Việt Nam hiện dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng. Ra quyết định trực tuyến và mua hàng ngoại tuyến là hành vi chủ đạo ở tất cả các tiêu chí cốt lõi.

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang YouTube để mua sắm, lướt xem và mua. Nền tảng này đã chứng kiến tăng trưởng 60% về tìm kiếm liên quan đến mua sắm trong 2 năm qua (Nguồn: Google, báo cáo "Tìm kiếm ngày mai của Việt Nam", tháng 10/2020.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi được cá nhân hóa hơn. Báo cáo nhận thấy sự gia tăng ổn định về các sở thích Tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu và mong muốn của từng người tiêu dùng. Hành trình của người tiêu dùng Việt Nam cũng đang di chuyển nhiều hơn trên các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến vì 75% mua sắm được thực hiện ngoại tuyến, nhưng 62% nghiên cứu về các hang hoá mua sắm này được thực hiện trực tuyến.

Người Việt quan tâm đến sức khoẻ

Một lối sống lành mạnh chưa bao giờ quan trọng hơn đối với người Việt Nam, và nhiều người đã tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ để cải thiện lối sống và thói quen tiêu dùng của họ.

Chất lượng không khí là mối quan tâm chung trong cả nước, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm kiếm "ô nhiễm không khí" (+ 80%) và "máy lọc không khí" (2X). Báo cáo cho biết đã thấy lượng tìm kiếm các sản phẩm giúp cải thiện môi trường gia đình tăng đáng kể.

Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, thể hiện qua sự gia tăng trong lượt Tìm kiếm đối với "thiết bị đeo cho sức khỏe" ("đồng hồ thông minh") (+ 55%) và "tập luyện tại nhà" (+ 60%), cũng như lượt tải xuống "ứng dụng thể dục" tăng 38%. Trên thực tế, thời gian dành cho mỗi khách truy cập trên các ứng dụng hoặc trang web liên quan đến thể dục/chế độ ăn uống cũng tăng 62%.

Người dùng Internet Việt Nam gia tăng quan tâm đối với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và lành mạnh mặc dù giá cao hơn. Sự gia tăng này được thể hiện qua việc Tìm kiếm về thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như "nước kiềm" (+ 80%), "bia không cồn" (+ 250%) và "ít đường" (+ 100%). Người dùng cũng tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn uống và ăn uống lành mạnh, với 80% tăng trưởng về tìm kiếm Google liên quan đến chế độ ăn kiêng.

 

 

Theo ictvietnam.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top