Festival dừa Bến Tre lần thứ III-2012 diễn ra hoành tráng

Thứ bảy, 07/04/2012 18:18

Thông tin-liên lạc đảm bảo thông suốt, an toàn; Báo giới được tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp.

img

Festival dừa lần III năm 2012 đã chính thức khai mạc lúc 20 giờ ngày 05/4/2012 tại sân khấu nổi hồ Trúc Giang - TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre). Tuy là lần thứ III, nhưng là lần đầu tiên Lễ hội Dừa được tổ chức ở tầm cỡ quốc gia.

Tới dự Lễ khai mạc có: Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban- Ngành; một số Viện; Trường Đại học; Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, BTL QK 9; và 24 Tỉnh-Thành trong cả nước; nhiều bà Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND các Ban, Ngành-đoàn thể địa phương. Nhiều đồng chí nguyên Lãnh đạo TW và địa phương qua các thời kỳ.Và trên gần 10.000 nhân dân-nông dân những người trồng dừa, các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm chế biến từ dừa…trong và ngoài tỉnh Bến Tre. Ngoài ra Lễ hội cũng được vinh dự đón các đoàn khách quốc tế : Lào, Indonesia, Ấn Độ, Hoa Kỳ…

img

Phát biểu chào mừng tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn cây dừa Bến Tre sẽ được công nhận là cây công nghiệp quốc gia, Nhà nước có sự quan tâm, chú trọng đầu tư, phát triển nhiều hơn nữa đối với những người trồng dừa Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ dừa ngày càng ổn định để cây dừa không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là một mũi nhọn trong xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trong toàn tỉnh Bến Tre.

img

Thay mặt Đảng, Chính phủ, Bà Nguyễn Thị Doan đã có phát biểu chỉ đạo tỉnh Bến Tre : “…Dừa đã gắn bó mật thiết với người dân Bến Tre từ khi lập làng, lập ấp, trong chiến đấu giải phóng quê hương và trong xây dựng cuộc sống mới hôm nay. Sản phẩm dừa Việt Nam-dừa Bến Tre đã vươn xa trên 60 nước và vùng lãnh thổ... Có một thời gian, cây dừa dường như bị lãng quên…Để cây dừa ngày càng phát triển, ngoài việc tôn vinh những người trồng dừa, tỉnh nên có những chính sách khuyến khích, ưu đãi người trồng dừa, liên kết với các tỉnh, các địa phương, các nước để chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu khoa học về cây dừa nhằm đa dạng các sản phẩm từ dừa; Chú ý công tác qui hoạch, đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến sản phẩm dừa, tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch, mở rộng thị trường tiêu thụ… Đặc biệt, phải thấy được việc trồng dừa vừa mang ý nghĩa kinh tế nhưng lại vừa có giá trị “hiện đại” chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường”…
Ban tổ chức đã tổ chức các hoạt động xuyên suốt trong những ngày diễn ra Lễ hội xoay quanh chủ đề: “Cây dừa Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển”; Tri ân cây dừa, tri ân những người trồng dừa, những con người thuỷ chung, sắt son cùng dừa. Cây dừa không chỉ là nguồn sống, mà còn là biểu hiện cho sức mạnh vật chất lẫn tinh thần của người Bến Tre; chỗ dựa cho đời sống tâm linh của con người sinh ra trên mảnh đất cù lao–xứ dừa Bến Tre. Tổng đạo diễn toàn bộ chương trình-ông Lê Quý Dương cho biết:  Lễ hội lần này ngoài việc mang ý nghĩa kinh tế, nhưng cũng đậm nét VHNT bản sắc độc đáo của xứ dừa được thể hiện ở các hoạt động: Hội chợ triển lãm các sản phẩm dừa; Nghệ thuật sắp đặt con đường dừa; Liên hoan ẩm thực; Du lịch, tham quan các vườn dừa nổi tiếng (xe đi-lại miễn phí); Lễ khai mạc và bế mạc Fesival; Hội thảo khoa học với các đề tài: "Nâng cao chuỗi giá trị cây Dừa"; “Hội nghị xúc tiến đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp”; Lễ tôn vinh "Người trồng dừa” các hoạt đọng văn hóa cộng đồng, có: Hội thi sáng tạo dành cho giới trẻ; Biểu diễn thời trang dừa; Hội thi Người đẹp xứ dừa; Giao lưu giai điệu xứ Dừa; Lễ hội đường phố; Hội thi sang tạo thủ công mỹ nghệ…

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Bến Tre có diện tích dừa trên 52.000ha với sản lượng khoảng 420 triệu trái/năm, là đầu mối tiêu thụ dừa trong các tỉnh ĐBSCL và cả nước. Công nghiệp ngành dừa đã có 100 doanh nghiệp và 600 cơ sở SX và chế biến. Trên 200 sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt: 159 triệu USD./.

Ông Trần Văn Thanh-GĐ Sở TT&TT cho biết, tính đến 14g chiều ngày 5/4 đã có gần 200 phóng viên báo chí, công tác tại hơn 30 báo-đài-thông tấn đăng ký tham dự, thông tin về Lễ hội. Tất cả đều được cấp thẻ và bố trí khu vực thuận lợi để tác nghiệp. Sở cũng đã tổ chức hai Trung tâm Báo chí, mỗi nơi có hơn 20 máy tính kết nối đường truyền ADSL mạng của VNPT, đồng thời phân công người trực 24/24, để phục vụ báo giới. Ngoài ra còn phối hợp với Viettel; Vinaphone và MobiFone điều 05 xe thu phát lưu động (trạm BTS), đảm bảo không nghẽn mạng trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội (từ ngày 05 đến gày 10/4/2012)

* Trước đó, tối 4/4/2012, đã Triển lãm các sản phẩm dừa và Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao đã chính thức mở cửa, đã thu hút gần 300 doang nhiệp với trên 600 gian hàng.

Sáng 5-4-2012, điểm nhấn của festival lần này là Nghệ thuật sắp đặt con đường dừa dài 250m và Liên hoan Ẩm thực xứ Dừa đã chính thức ra mắt công chúng trong và ngoài tỉnh. Cộng trình này do nhiều tác giả là các nghệ nhân, kỹ sư, kiến trúc sư cùng đóng góp xây dựng. Công trình có 3 không gian chính: “Về với xứ Dừa”, “Ba đảo dừa xanh” và “Dừa mãi còn xanh”. Trong suốt thời gian diễn ra Con đường dừa, tại đây còn có nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật như làm các loại bánh (bánh dừa, bánh tráng, bánh tét, bánh phồng…) và chương trình đờn ca tài tử, xem các kỷ lục Guinness về dừa./.

img

img

img

img
 

img

img

img

img

Hồng Loan
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top