Đường sách TPHCM chuẩn bị trở lại

Thứ bảy, 02/10/2021 16:00

Cùng với hoạt động in, xuất bản, cửa hàng sách, thiết bị văn phòng, Đường sách TPHCM sẽ hoạt động trở lại từ ngày 1/10.

duong-sach-fwto-4924cd27.jpg

Khi trở lại, Đường sách TPHCM sẽ mang đến một diện mạo mới, hứa hẹn nhiều tiện ích cho bạn đọc

Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TPHCM, mặc dù đã sẵn sàng cho việc mở cửa trở lại nhưng hiện tại, Đường sách đang trong quá trình thực hiện việc đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 của UBND TPHCM nên chưa thể mở cửa vào đúng ngày này. 

Ông Lê Hoàng lý giải: “Giống như các đơn vị, tổ chức khác, Đường sách TPHCM phải đảm bảo việc giám sát những nhân viên cũng như khách hàng đến Đường sách phải tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19. Bên cạnh đó là những điều kiện liên quan để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Ngoài ra, từ ngày 1/10, cán bộ nhân viên đã tiêm 1-2 mũi vaccine sẽ vào làm việc tại gian hàng để chuẩn bị những điều kiện đảm bảo cần thiết cho việc mở cửa đón bạn đọc và tổ chức các hoạt động bình thường”.  

Từ ngày 28/5 đến nay, Đường sách TPHCM tạm dừng hoạt động đón khách theo chỉ đạo từ Sở TT-TT TPHCM. Trong thời gian tạm ngưng hoạt động, Đường sách đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng, hoàn thiện các công trình, hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp sau 5 năm hoạt động. Bên cạnh sửa chữa, nâng cấp làm mới văn phòng làm việc, Đường sách TPHCM còn cải tạo ki ốt cũ thành không gian phục vụ bạn đọc; hình thành không gian mở trưng bày và quảng bá tủ sách gia đình, danh mục sách hỗ trợ dạy và học dành cho học sinh, tủ sách cho doanh nghiệp; cải tạo sân khấu A, sân khấu B cũng như kiểm tra các yếu tố an ninh, an toàn điện, cắt tỉa mé nhánh cây xanh, phòng cháy chữa cháy... 

Trước đó, ngày 24/9, văn phòng đại diện phía Nam (Hội Xuất bản Việt Nam) đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, kiến nghị cho ngành xuất bản, phát hành sách được mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 1/10, trên quy tắc đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. 

20210909-l1.jpg

Ảnh minh họa

TPHCM được xem là thị trường lớn nhất của ngành xuất bản. Vậy nên, việc hoạt động in, xuất bản, cửa hàng sách, thiết bị văn phòng tại thành phố được phép hoạt động trở lại từ ngày 1/10 là tin vui đối với giới xuất bản. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, mặc dù được phép mở cửa nhưng các cửa hàng sách tại TPHCM vẫn chưa thể phục vụ bạn đọc. “TPHCM là thị trường lớn, thông thường chiếm tới 60% doanh thu của NXB Kim Đồng. Có điều, cả Trung tâm Sách Kim Đồng và gian hàng tại Đường sách TPHCM hiện chưa thể phục vụ bạn đọc. Chúng tôi đang trong thời gian chuẩn bị, cùng với đó là thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TPHCM”, bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Kim Đồng chia sẻ.

Tương tự, gian hàng sách NXB Trẻ tại Đường sách TPHCM và 157 Lý Chính Thắng (quận 3) đến ngày 4/10 mới bắt đầu mở cửa phục vụ bạn đọc. “Hiện tại, chúng tôi đã hoàn tất đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 của UBND TPHCM. Tuy nhiên, chúng tôi muốn có thời gian chuẩn bị chu đáo, để khi trở lại hoạt động có thể phục vụ bạn đọc tốt hơn”, bà Phan Thị Thu Hà, Giám đốc NXB Trẻ cho biết.

Trong thời gian giãn cách xã hội, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đóng cửa nhiều nhà sách. Từ ngày 17/9, 8 nhà sách của Nhã Nam ở Hà Nội đã mở cửa trở lại. Cùng thời điểm, Nhà sách Cá Chép Hà Nội cũng mở cửa trở lại sau gần 2 tháng ngưng hoạt động. Từ ngày 21/9, hệ thống nhà sách Kim Đồng tại Hà Nội (7 nhà sách) và Đà Nẵng (3 nhà sách) quay lại hoạt động. Trước đó, 13 nhà sách trên toàn quốc của Kim Đồng phải đóng cửa.
 

 

 

 

banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top