Đưa giá dịch vụ 3G trở về với giá đúng

Thứ sáu, 18/10/2013 10:32

Từ khi ra đời dịch vụ di động 3G, để thu hút khách hàng, doanh nghiệp đã giảm giá cước truy nhập internet xuống dưới giá thành và lấy các dịch vụ di động khác bù lỗ cho dịch vụ này. Tuy nhiên, về lâu dài, việc doanh nghiệp điều chỉnh tăng cước là việc cần làm và nếu thị trường không có biến động lớn thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng cước như lộ trình đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để bảo đảm thị trường phát triển bền vững.

img

Ảnh minh họa

Giá thành cụ thể do doanh nghiệp quyết định

Tại buổi tọa đàm giao lưu “Vì sao tăng cước 3G” mới đây Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung cho biết: tất cả các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường (SMP) được phép bán trên giá thành. Bộ Thông tin và Truyền thông không ấn định giá thành nhưng có ngưỡng để doanh nghiệp phải tuân thủ. Ví dụ, giá bán không được dưới giá thành, còn giá cụ thể do doanh nghiệp đặt ra. Quy định như vậy là bảo vệ thị trường tránh sụp đổ.

Trong quản lý thị trường có nhiều vấn đề, trong đó có quản lý về giá. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước là không để cho thị trường tự vận động thông qua cạnh tranh mà phải có luật. Không chỉ riêng ngành viễn thông mà các ngành khác cũng vậy. Điều đặc thù của ngành viễn thông là tham gia cam kết quốc tế, theo đó, Cục Viễn thông phải tham gia quản lý giá thành. Các nước cũng tiến hành như vậy. Nếu không làm như vậy thì dẫn đến tình trạng:  Nếu các doanh nghiệp được phép bán dưới giá thành thì doanh nghiệp mới tham gia thị trường không có cơ hội tham gia thị trường nữa. Theo quy định, những doanh nghiệp mới tham gia thị trường được phép cung cấp dịch vụ dưới giá thành, đó là điều thuận lợi cho các doanh nghiệp mới. Quy định như vậy để  doanh nghiệp thống lĩnh thị trường không “chèn ép” doanh nghiệp mới tham gia thị trường.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Trung, ngày 4/10/2013, Cục Viễn thông đã ký văn bản chấp thuận việc điều chỉnh giá cước của doanh nghiệp. Ngoài nguyên tắc tăng giá cước trên cơ sở giá thành, thì cũng có một nguyên tắc cơ bản là doanh nghiệp phải công bố thông tin về gói cước và chất lượng do doanh nghiệp cam kết tới khách hàng. Cục Viễn thông cũng có công cụ để kiểm tra và thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp về cam kết chất lượng dịch vụ.

Vì sao phải tăng cước 3G?

Từ khi ra đời dịch vụ di động 3G, để thu hút khách hàng, doanh nghiệp đã giảm giá cước truy nhập internet xuống dưới giá thành và lấy các dịch vụ di động khác bù lỗ cho dịch vụ này. Tuy nhiên, về lâu dài, việc doanh nghiệp điều chỉnh tăng cước là việc cần làm và phải làm và nếu thị trường không có biến động lớn thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng cước như lộ trình đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để bảo đảm thị trường phát triển bền vững.

Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt giá cước 3G của nhà mạng dựa vào các văn bản quy định như Luật Viễn thông, Luật Giá, Luật Cạnh tranh. Luật Viễn thông Quy định tại Điều 55 Luật Viễn thông và Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông có quy định tại Điều 38, Luật Giá quy định tại Điều 5, Luật Cạnh tranh quy định tại Điều 13,... quy định giá cước viễn thông phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: giá thành, cung cầu trên thị trường và giá cước khu vực và quốc tế.

Hiện nay, viễn thông Việt Nam là ngành có cạnh tranh nên người dân đã có quyền được lựa chọn dịch vụ và sử dụng giá cước rất hợp lý. Phần lớn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều cạnh tranh thông qua giảm giá mà cụ thể là dịch vụ truy nhập internet qua mạng di động giá cước rất thấp so với giá cước khu vực. Hầu như các thiết bị viễn thông Việt Nam phải nhập, chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn trên 80% trong giá thành trong khi giá cước Việt nam chỉ bằng khoảng 39,6% (sau điều chỉnh) so với ASEAN.

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp kinh doanh phải xây dựng giá cước trên cơ sở giá thành dịch vụ, cung cầu của thị trường và tương quan dịch vụ trong nước và thế giới. Điều đó được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Viễn thông : “Giá cước viễn thông được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ sau đây: trên cơ sở giá thành, quan hệ cung - cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với giá cước viễn thông của các nước trong khu vực và trên thế giới”. Để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh cần phải tách bạch trong kinh doanh tránh bù chéo giữa các dịch vụ.

Doanh nghiệp tại sao lại tăng cước cùng một thời điểm?

Lý giải việc tăng cùng một thời điểm, ông Nguyễn Đức Trung, Cục Viễn thông cho biết: đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế thì phải đăng ký giá dịch vụ với Cục Viễn thông. 3 doanh nghiệp đã có văn bản đăng ký từ tháng 8/2013 là VMS, Viettel và VinaPhone đăng ký điều chỉnh giá cước. Cơ quan quản lý có văn bản chấp thuận cho các doanh nghiệp điều chỉnh giá cước, văn bản chấp thuận được ký cùng  ngày 4/10/2013 nên có thể thời điểm tăng giá của các doanh nghiệp trùng nhau.

Giá thành dịch vụ được quản lý như thế nào?

Để quản lý giá thành dịch vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư giá thành quy định cụ thể cách tính. Đồng thời từ đầu năm Bộ yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo giá thành. Thông tư về giá thành cũng được thực hiện đúng quy trình, được xin ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan chức năng trước khi ban hành. Doanh nghiệp tính giá dựa trên phương pháp giá quy định tại thông tư 16/2012/TT-BTTTT. Doanh nghiệp phải đăng ký giá thành theo quy định tại thông tư 18/2012/TT-BTTTT quy định dịch vụ doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường về dịch vụ; thông tư 11/2013/TT-BTTTT quy định dịch vụ phải báo cáo giá thành dịch vụ truy nhập internet trên mạng di động là dịch vụ có vị trí thống lĩnh của 3 doanh nghiệp: VinaPhone, MobiFone, Viettel và dịch vụ này phải báo cáo giá thành.

Cũng theo đại diện Cục Viễn thông, trong tất cả các doanh nghiệp bao giờ cũng có khách hàng tiềm năng, khách hàng chuyên biệt và khách hàng chung. Gói 70 nghìn đồng khi thẩm định chính là gói cơ bản của mức sử dụng chung trên thị trường tại thời điểm này. Mức giá này cũng không khác gì gói cước trả sau như dịch vụ di động.

Đây là đợt điều chỉnh giá cho phù hợp

Cũng tại tọa đàm này, ông Hồ Đức Thắng - Phó giám đốc VinaPhone đã chia sẻ thêm với ý kiến của đại diện MobiFone và Viettel  rằng thông tin tới xã hội về việc điều chỉnh giá cước dịch vụ 3G mà lại đưa thông điệp “tăng giá cước 3G lên 40%” là chưa chính xác. Thực tế, giá cước được điều chỉnh cho phù hợp, vì có gói cước điều chỉnh tăng, gói cước giảm và có những gói cước được giữ nguyên giá. Việc tiến hành điều chỉnh giá cước lần này được thực hiện theo đúng nguyên tắc xây dựng giá bán không dưới giá thành và các nhà mạng đang thực hiện bán giá tiệm cận với giá thành.

Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Đức Trung cũng thẳng thắn thừa nhận rằng việc truyền thông cho xã hội từ phía cơ quan chức năng chưa kịp thời.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, thời gian khách hàng được sử dụng dịch vụ 3G với mức giá thấp kéo dài tương đối lâu trong gần 4 năm qua đã tạo thành thói quen, nếp suy nghĩ ăn sâu vào nhận thức của khách hàng rằng đây là mức giá đúng và phù hợp. Do đó, việc điều chỉnh giá đã vấp phải sự phản ứng của một bộ phận khách hàng là điều khó tránh. Mong rằng đây cũng là một kinh nghiệm cho doanh nghiệp khi hoạch định giá cho các dịch vụ sau này.
 
Bùi Giang
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top