Dữ liệu được tạo ra tại Nam Phi phải thuộc về Nam Phi

Thứ tư, 15/12/2021 19:16

Đó là nội dung một dự thảo chính sách mới của quốc gia này. Bất kỳ dữ liệu nào được xuất ra ngoài một cách hợp pháp, đều phải lưu các bản sao trong nước để cảnh sát giám sát và sử dụng khi cần.

 Theo trang Business Insider, Nam Phi vừa công bố chính sách đám mây và dữ liệu quốc gia để lấy ý kiến công chúng. Không rõ chính xác chính phủ sẽ thực thi việc tuân thủ các quy tắc như thế nào, nhưng lãnh đạo Nam Phi cho biết an ninh quốc gia và nhu cầu về chủ quyền dữ liệu đòi hỏi phải có những thay đổi đối với luật pháp, một phần để làm suy yếu sự kìm kẹp của các "công ty kỹ thuật số lớn" nước ngoài.

Chính phủ Nam Phi cho rằng một kế hoạch vững chắc về dữ liệu và việc xử lý dữ liệu cũng rất quan trọng đối với "tăng trưởng kinh tế và xã hội", ảnh hưởng đến chính sách và việc xây dựng luật nói chung trong tương lai.

20211221-pg11.jpeg

Trong khi chính sách mới chủ yếu kêu gọi hành động cụ thể của chính phủ, thì quy định mới cũng nhằm áp dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Tài liệu cho biết "dữ liệu được tạo ra ở châu Phi và Nam Phi hiện nay chủ yếu được lưu trữ ở nước ngoài và thuộc sở hữu của các công ty công nghệ khổng lồ quốc tế".

Trong khi một số loại dữ liệu có thể được trích xuất hợp pháp, theo yêu cầu của dự thảo luật mới "những dữ liệu đó phải được lưu trữ một bản sao ở Nam Phi nhằm đáp ứng các mục đích thực thi pháp luật".

Ngoài ra, dự thảo luật yêu cầu nhưng dữ liệu quan trọng chỉ được lưu trữ và xử lý ở Nam Phi, “dữ liệu được tạo ra ở Nam Phi sẽ là tài sản của Nam Phi, bất kể công ty công nghệ đặt trụ sở ở đâu".

Đồng thời, dự thảo đề xuất: "Chính phủ Nam Phi đóng vai trò trung tâm hơn trong việc thu thập, phổ biến và phân tích dữ liệu, bởi vì những lợi thế kinh tế chủ chốt ẩn chứa trong đó".

Chính sách áp dụng đối với những dữ liệu quan trọng đó sẽ bắt đầu với loại dữ liệu mà chính phủ sở hữu và tạo ra - trong khi khu vực tư nhân được kêu gọi nên chia sẻ dữ liệu với chính phủ để "có thể nâng cao khả năng lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ của chính phủ, mà không vi phạm quyền của công dân".

Chính sách dự thảo đề xuất những dữ liệu như vậy nên được lưu giữ và xử lý trong Trung tâm máy tính và xử lý dữ liệu hiệu suất cao (HPCDPC) của chính phủ, với các bản sao lưu kép cho toàn bộ trung tâm để đề phòng tấn công.

Đồng thời "cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở quy mô quan trọng cần được công bố là tài sản chiến lược quốc gia và các trung tâm dữ liệu lưu trữ điện toán đám mây quan trọng (bao gồm cả các điểm hiện diện của mạng lõi) phải được công bố là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia".

Chính sách đám mây và dữ liệu quốc gia cũng nêu chi tiết những gì sẽ xảy ra với cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu tư nhân. Lâu nay, các điều khoản tương tự áp dụng với các điểm hạ tầng phi kỹ thuật số trọng yếu quốc gia cho phép chính phủ xem xét các thỏa thuận bảo mật và yêu cầu chủ sở hữu tăng cường bảo mật.

theo ictvietnam.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top