Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang trình bày báo cáo tóm tắt Tình hình hoạt động ngành thông tin và truyền thông tỉnh An Giang và một số đề xuất, kiến nghị của địa phương. Theo đó, Lĩnh vực bưu chính, doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính năm 2018 đạt 178 tỷ đồng, ước 9 tháng đầu năm 2019 đạt 150 tỷ đồng. Tổng số điểm phục vụ bưu chính: 156 điểm. Tất cả Sở, ngành và cấp huyện phối hợp Bưu điện tỉnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Lĩnh vực viễn thông, doanh thu viễn thông năm 2018 đạt 3.300 tỷ đồng, ước 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2.700 tỷ đồng. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% trên toàn tỉnh. Internet cáp quang tốc độ cao đã đến 100% trung tâm xã phường thị trấn trên toàn tỉnh; Internet di động băng rộng phủ sóng 100% đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thông tin của người dân trong tỉnh. Trên 60% dân số sử dụng thiết bị thông minh.
Quang cảnh buổi làm việc
Lĩnh vực An toàn thông tin, đã kiện toàn, thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh An Giang, theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019. Đội ứng cứu sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Theo đó, thông tin, cảnh báo tình hình mất an toàn thông tin tại các đơn vị. Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động giám sát, bảo đảm ATTT Trục liên thông văn bản quốc gia, gửi Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; Hàng năm, Sở tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các Sở, Ngành và UBND cấp huyện. Năm 2017 – 2019, Đội ứng cứu phối hợp các đơn vị chuyên ngành về An toàn thông tin tổ chức 02 buổi Hội thảo và diễn tập An toàn thông tin, để nâng cao nhận thức người dùng về công tác đảm bảo an toàn thông tin, cũng như nâng cao kiến thức phòng, chống và xử lý tình huống cho cán bộ Đội ứng cứu và cán bộ chuyên trách CNTT.
Lĩnh vực Công nghiệp ICT, năm 2018, Doanh thu ngành Công nghệ thông tin đạt trên 4.600 tỷ đồng. Đã nộp vào ngân sách nhà nước trên 28 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có Trường Đại học An Giang (thuộc ĐHQG TPHCM), Trường cao Đẳng nghề tỉnh giản dạy chuyên ngành CNTT. Ngoài ra, lực lượng sinh viên tại An Giang học chuyên ngành CNTT tại các Trường ĐH Cần Thơ, TPHCM,.... cung cấp nhân lực cho sự phát triển CNTT của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình phát biểu
Lĩnh vực Thông tin tuyên truyền, hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 05 cơ quan báo chí in địa phương, 01 Văn phòng đại diện của Thông tấn xã Việt Nam và 60 phóng viên thường trú hoạt động độc lập của các cơ quan báo chí ngoài tỉnh. Tỉnh hiện có 01 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh An Giang thời lượng phát sóng 24 giờ/ngày; 07 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sử dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng: cáp, số vệ tinh, số mặt đất và IPTV; 06 trang thông tin điện tử tổng hợp có giấy phép hoạt động thuộc các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 01 Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 cổng thông tin thành phần của các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố đã được nâng cấp đảm bảo cho công tác thông tin tuyên truyền của tỉnh, ngành và địa phương. -Cổng thông tin điện tử đã thành lập trang Fanpage “Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang” trên mạng xã hội Facebook, Zalo; Các Sở, Ngành và cấp huyện cũng thiết lập trang tin trên mạng xã hội, thường xuyên cập nhật thông tin và thông tin phục vụ cho người dân và doanh nghiệp được chuyển tải nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Cũng tại buổi làm việc, đại biểu Sở, Ngành tỉnh và Trung ương đã cùng trao đổi, chia sẻ nhiều nội dung, cũng như kinh nghiệm xây dựng Đề án An Giang điện tử, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin của tỉnh An Giang nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh trên các mũi nhọn như: du lịch, nông nghiệp và xây dựng đô thị thông minh.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đánh giá cao việc tỉnh An Giang đã triển khai mạnh mẽ hoạt động ứng dụng công nghệ vào trong nhiều lĩnh vực công tác: du lịch, nông nghiệp, giáo dục, y tế, cải cách hành chính… Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương . Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo lập môi trường làm việc điện tử, nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo và điều hành được triển khai đồng bộ, hiệu quả trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Đồng chí Thứ trưởng yêu cầu tỉnh cần tạo khung chính sách hỗ trợ để thu hút nguồn lực để phát triển lĩnh vực thông tin - truyền thông, cũng như mỗi năm dành 1% ngân sách đầu tư cho hoạt động thông tin - truyền thông; trong triển khai các dự án, đề án cần đảm bảo an toàn, lâu dài, hiệu quả để hướng tới xây dựng chính quyền điện tử.../.