Điểm tin ngành Thông tin và Truyền thông, tuần 50 (từ 10/12 - 16/12)

Thứ hai, 19/12/2022 14:43

Thông tin tổng hợp về hoạt động ngành Thông tin và Truyền thông các địa phương được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tuần 50 (từ ngày 10/12 đến ngày 16/12/2022).

20221221-m01.jpg

Viettel An Giang tạo mã QRcode cho tiểu thương và hỗ trợ khách hàng quét QRcode Viettel Money thanh toán mua sắm tại chợ (Nguồn: baoangiang.com.vn)

Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp

Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT. Năm 2022, Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ nông dân. Theo đó, đã có trên 90.000 hộ đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; gần 90.000 hộ mở gian hàng trên sàn TMĐT và được cung cấp tài khoản thanh toán số; khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên 2 sàn TMĐT của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel; trên 95% các doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và mạng xã hội góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của Thái Nguyên trên thị trường.

Nông dân Sơn La với chuyển đổi số

Nhằm hỗ trợ nông dân giới thiệu, quảng bá và cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh đưa các nông sản lên sàn TMĐT để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Năm 2022, đã hỗ trợ các hộ dân đưa 413 sản phẩm lên sàn Postmart.vn. Hỗ trợ 26 HTX thực hiện đưa 108 sản phẩm nông sản địa phương lên sàn Postmart.vn. Trên 12.750 số hộ SXNN tham gia sàn TMĐT Postmart góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ.

Bình Phước: Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT

Triển khai thực hiện kế hoạch số 297/KH-UBND, ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh về việc đưa sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025, Sở TT&TT Bình Phước đã phối hợp các sở ngành liên quan hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn TMĐT: “postmart.vn”, “ecombinhphuoc.com.vn” góp phần phát triển kinh tế số địa phương.

Cà Mau đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Bưu điện tỉnh Cà Mau đã xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP với sự tham gia của các hội, đoàn thể địa phương để tiêu thụ sản phẩm theo đơn hàng đến mọi miền trên cả nước. Sàn TMĐT đang là kênh tiêu thụ quan trọng của sản phẩm OCOP Cà Mau. Nhờ mở rộng nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm mà một số sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt trên nhiều thị trường trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hà Nội: Ban hành quy trình xử lý đối với tin nhắn rác, quảng cáo sai quy định

Nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động phối hợp giữa Sở TT&TT với Sở Văn hóa và Thể thao; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sai quy định; tránh chồng chéo trong công tác xử lý và bỏ sót hành vi vi phạm, vừa qua, Sở TT&TT Hà Nội đã có Quyết định số 356/QĐ-STTTT ban hành "Quy trình xử lý đối với tổ chức, cá nhân dùng số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn thực hiện cuộc gọi rác, nhắn tin rác và quảng cáo sai quy định" trên địa bàn.

Hà Nội: Đề nghị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ hai chiều với hàng loạt số điện thoại

Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở TT&TT Hà Nội đã ban hành 28 văn bản đề nghị các doanh nghiệp tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 882 số điện thoại thực hiện tin nhắn rác, gọi rác và quảng cáo rao vặt sai quy định. Trong thời gian tới, Sở TT&TT Hà Nội sẽ phối hợp với quận, huyện, thị xã tăng cường công tác xử lý vi phạm đối với số điện thoại thực hiện tin nhắn rác, gọi rác và quảng cáo rao vặt sai quy định.

An Giang: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại. Hưởng ứng kế hoạch của tỉnh, thời gian qua Vinaphone, MobiFone, Viettel An Giang đã phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại; nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử; phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như: QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, ví điện tử). Mục tiêu nhằm hạn chế lượng tiền mặt lưu thông, giảm thiểu chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt trong nền kinh tế góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bến Tre tích cực triển khai chuyển đổi số

Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 trong chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo đồng bộ, chính xác. Theo bà Nguyễn Thị Bé Mười, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, tỉnh đã lựa chọn và công bố danh sách các nền tảng số quốc gia sử dụng trên địa bàn năm 2022 và những năm tiếp theo để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chuyển đổi số cộng đồng hoạt động ngày càng hiệu quả và tích cực để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả mang lại từ chuyển đổi số.

Lạng Sơn ra mắt app du lịch Lang Son Tourism

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch, ngày 15/12, tỉnh Lạng Sơn và VNPT đã khai trương “Cổng thông tin du lịch thông minh và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động” tỉnh Lạng Sơn - app có tên: "Lang Son Tourism". Người dân và du khách sẽ được xem Video Clip phim phóng sự kết quả triển khai “Cổng thông tin du lịch thông minh và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tỉnh Lạng Sơn”; tải app Lang Son Tourism trải nghiệm Cổng thông tin du lịch thông minh.

Hà Nội: Nâng cao khả năng bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước

Ngày 15/12, Sở TT&TT Hà Nội tổ chức hội thảo An toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước TP Hà Nội năm 2022. Chia sẻ tại hội thảo, đại diện Cục ATTT cho rằng, việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về ATTT mạng vẫn chưa được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Liên quan vấn đề này, theo đại diện Tập đoàn BKAV, các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt lưu ý bố trí đủ kinh phí cho ATTT để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Bắc Giang tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông

Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 1756-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác quản lý báo chí của tỉnh và hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và trách nhiệm được phân cấp.

Quảng Ngãi: Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông

Ngày 12/12, Sở TT&TT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho gần 200 học viên là cán bộ đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn; cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông các huyện, thị, thành phố thuộc chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2022. Qua tập huấn, học viên được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thông tin tuyên truyền, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hải Nam (tổng hợp)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top