Điểm tin ngành Thông tin và Truyền thông, tuần 36 (từ ngày 03/9 đến ngày 09/9)

Thứ hai, 12/09/2022 09:39

Thông tin tổng hợp về hoạt động ngành Thông tin và Truyền thông các địa phương được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tuần 36 (từ ngày 03/9 đến ngày 09/9/2022).

20220907-pg4-kt_1.jpg

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Phần mềm Phản ánh kiến nghị trên thiết bị điện thoại di động, Bắc Ninh ngày 06/9/2022

Tuyên Quang: Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính qua Bưu điện tăng 98%

Bưu điện tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh triển khai Quyết định 45 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích và Quyết định 468 về việc đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2021 Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận và chuyển trả kết quả hơn 58.000 hồ sơ và trong 6 tháng đầu năm 2022, đã nhận, trả kết quả 44.869 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (tăng 98%); 100% hồ sơ được chuyển phát an toàn, đúng thời gian quy định.

Hội Nông dân và Bưu điện tỉnh Hà Giang hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản

Từ ngày 5 đến ngày 11/9, tại cửa hàng nông sản vùng miền - cửa hàng OCOP, thành phố Hà Giang, Hội Nông dân phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức chương trình kết nối, quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Bưởi Phúc Trạch của tỉnh Hà Tĩnh đến người tiêu dùng trên địa bàn. Để góp phần hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản, đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh góp phần hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa theo hướng hiện đại hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, thời gian qua, Hội Nông dân và Bưu điện tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cho nông dân, như hỗ trợ tiêu thụ trực tiếp và hỗ trợ tiêu thụ trên các sàn giao dịch điện tử của Bưu điện.

Đắk Nông: Cư Jút giúp nông dân tiếp cận sàn TMÐT

Nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận sàn TMĐT, huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nông đã tập trung tuyên truyền cho hội viên nông dân kỹ năng bán hàng trên sàn TMĐT Postmart.vn, sanocop.vn… góp phần thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, các hộ nông dân, ban quản trị HTX còn yếu về trình độ, chuyên môn, khả năng đầu tư công nghệ còn hạn chế, việc tham gia sàn TMĐT của các hộ nông dân, HTX gặp khó khăn. Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ nông dân, đồng thời nâng cao tỷ lệ người dân tiếp cận, sử dụng sàn TMĐT để tiêu thụ nông sản. Huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất sản phẩm hàng hóa theo các tiêu chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đồng Nai: Toàn tỉnh đã thành lập 789 Tổ công nghệ số cộng đồng

Theo thông tin từSở TT&TT Đồng Nai, đến tháng 8/2022, đã có 9/11 huyện, thành phố hoàn thành và thành lập 789 Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng số 5.588 thành viên.Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ làm nhiệm vụ hướng dẫn người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua nền tảng số; tham gia sàn thương mại điện tử; hướng dẫn người dân kỹ năng sử dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản; kỹ năng sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn; nhận diện, phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số… Về việc phổ cập kỹ năng số, Sở TT&TT đã có văn bản triển khai đến các địa phương phổ biến tài liệu dành cho tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.

Bắc Ninh triển khai phần mềm phản ánh kiến nghị trên di động

Chiều ngày 06/9/2022, tại Hội nghị Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Bộ TT&TT đã khai trương phần mềm phản ánh kiến nghị trên thiết bị di động. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khẳng định: Thời gian qua, Bắc Ninh đã sớm tiếp cận chủ trương của Chính phủ, chủ động ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, Chuyển đổi số bước đầu đã có những đóng góp chung vào sự phát triển của tỉnh, tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; nâng cao chỉ số xếp hạng năng lực quản trị điều hành cấp tỉnh.

Xây dựng tầm nhìn chiến lược chia sẻ dữ liệu của TP.HCM

Nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến việc sử dụng, quản trị dữ liệu phục vụ các hoạt động của chính quyền, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Xây dựng tầm nhìn chiến lược dữ liệu của TP.HCM”. Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, Sở đang tham mưu với UBND TPHCM về cơ chế quản trị, chia sẻ dữ liệu. Việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu nhằm hướng tới mục tiêu sẽ có một hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính duy nhất, giúp người dân và doanh nghiệp của thành phố tiếp cận các dịch vụ công một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Cà Mau: Chính quyền số lấy người dân làm trung tâm

Theo thông tin từ Sở TT&TT tỉnh Cà Mau, sau 2 tháng vận hành, app điện thoại CaMau-G đã nhận được nhiều tương tác tích cực từ người dân, đặc biệt là ứng dụng phản ánh hiện trường. Thông qua ứng dụng này, đã có 158 ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân về các lĩnh vực: Hạ tầng đô thị, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...gửi đến chính quyền các địa phương xử lý dứt điểm nhanh chóng. Từ “mục tiêu chuyển đổi số bắt đầu từ người dân”, ứng dụng trên điện thoại CaMau-G kết nối chính quyền với người dân giúp phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp…

Đà Nẵng sẽ có 90% “công dân số” trong năm 2022

Theo ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Đà Nẵng, nhằm thúc đẩy quá trình hình thành công dân số (một hợp phần quan trọng của ĩnh vực xã hội số, kinh tế số và chính quyền số), Sở TT&TT đã xây dựng nền tảng công dân số-My Portal tại địa chỉ https://congdanso.danang.gov.vn hoặc https://myportal.danang.gov.vn và tích hợp trên app DaNang Smart City. Đến hết năm 2022, Đà Nẵng sẽ có tối thiểu 90% số dân trưởng thành có tài khoản công dân điện tử, công dân số trên hệ thống thành phố và tài khoản thanh toán điện tử; tối thiểu 50% hộ gia đình có địa chỉ số và 100% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, cài đặt các ứng dụng số. Để thực hiện thành công số hoá dữ liệu công dân trên nền tảng để đạt mục tiêu xây dựng “Chính quyền số-xã hội số-kinh tế số”, thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hình thành hồ sơ công dân số cho người dân, kết nối cơ sở dữ liệu công dân thành phố với cơ sở dữ liệu cư dân quốc gia tiến tới xây dựng xã hội số theo mục tiêu đặt ra.

Chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Tiến Sỹ , Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các ngành, lĩnh vực như: Y tế, tư pháp, xây dựng quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn… Xác định CĐS là nhiệm vụ quan trọng, Sở TT&TT đã tham mưu cho thành phố ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2022-2025. Thời gian tới, Sở sẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao tại chương trình CĐS của thành phố, đồng hành với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân triển khai các hoạt động phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

UBND tỉnh Long An khai trương "Nền tảng xã hội số - ứng dụng Long An ID"

Với nền tảng công nghệ định danh điện tử eKYC, "Long An ID" tích hợp nhiều chức năng ưu việt như nhận diện người dùng bằng trí tuệ nhân tạo ứng dựng sẽ hỗ trợ người dân trong tìm kiếm việc làm, cập nhật tin tức đời sống - xã hội, nhắn tin tương tác, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc gửi thông tin phản ánh đến chính quyền. Người dùng có thể cài đặt "Long An ID" từ 2 kho ứng dụng Apple Store và Google Play. Theo ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, việc ra mắt "Long An ID" cùng với hoạt động kho cơ sở dữ liệu dùng chung - Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh (IOC) và các nền tảng số khác là cơ sở, nền tảng dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, giúp địa phương hướng tới một "Long An số" ngày càng phát triển hiện đại

Quảng Trị đầu tư lắp đặt hệ thống truyền thanh sử dụng công nghệ thông minh IP

Tỉnh Quảng Trị đã đầu tư, lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống truyền thanh sử dụng công nghệ thông minh IP thay thế cho hệ thống FM truyền thống sử dụng thu phát sóng qua hệ thống cột ăng ten trước đây. Dự án được đầu tư với mục tiêu phát triển mạng lưới truyền thanh, truyền hình cơ sở nhằm rút ngắn về khoảng cách, thúc đẩy nhu cầu thụ hưởng thông tin, tuyên truyền giữa các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Hải Nam (tổng hợp)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top