Điểm tin ngành Thông tin và Truyền thông tuần 24 (từ ngày 10/6/2023 đến ngày 16/6/2023)

Thứ ba, 20/06/2023 07:25

Thông tin tổng hợp về hoạt động ngành Thông tin và Truyền thông các địa phương được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tuần 24 (từ ngày 10/6/2023 đến ngày 16/6/2023).

 20230620-A-1.jpg
Nông dân xã Bắc Phong, Thuận Bắc, Ninh Thuận chăm sóc vườn rau thủy canh (ảnh: baoninhthuan.com.vn)
 
 
Ninh Thuận: Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số 
 
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, những năm qua, bên cạnh việc tập trung hỗ trợ cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm, triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ nông dân trong việc chuyển đổi số. Nhiều giải pháp được HND tỉnh triển khi thực hiện để thúc đẩy CĐS trong hội viên nông dân, trong đó phát triển bán hàng qua kênh TMĐT được xem như một hình thức tiêu thụ hàng hóa hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở ra hướng đi mới bền vững cho các mặt hàng nông sản và thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 17.110 hộ sản xuất nông nghiệp mở tài khoản mua và bán, trong đó có 11.004 tài khoản được kích hoạt góp phần phát triển kinh tế nông thôn 
 
Trà Vinh phấn đấu có thêm 165 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
 
Chiều 12/6, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết chương trình OCOP giai đoạn 2019- 2022 và phương hướng thực hiện đến năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện cho rằng, thực hiện chương trình quốc gia mỗi xã 1 sản phẩm OCOP nhằm bảo tồn, phát huy các ngành nghề, làng nghề truyền thống và phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành của tỉnh phối hợp UBND các huyện, thị, thành phố tích cực hỗ trợ các chủ thể OCOP ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và tăng cường giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có thêm 165 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng từ 3 sao trở lên 
 
Thị Xã Quế Võ (Bắc Ninh): Đưa OCOP thành thương hiệu mạnh
 
Xác định OCOP chính là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, thị xã Quế Võ đã và đang có nhiều giải pháp hiệu quả nhằm phát triển bền vững những sản phẩm này. Ông Đặng Văn Tuấn, Chủ tịch UBND thị xã Quế Võ cho biết, hiện nay,Thị xã Quế Võ có 12 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, các sản phẩm 4 sao chiếm gần 50%. Đến nay, các sản phẩm được phân phối theo kênh truyền thống, các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định trên các trang điện tử, website bán hàng, kênh TMĐT như: Lazada, Shopee, Tiki, Postmart 
 
 
Quảng bá du lịch qua nền tảng số 
 
Thời gian qua, thông qua các nền tảng số, thị xã Sa Pa đã quảng bá, tuyên truyền sâu rộng hình ảnh, thương hiệu du lịch của địa phương tới du khách. Việc quảng bá du lịch Sa Pa trên các nền tảng số đã và đang đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho du lịch Sa Pa. Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa, hiện du lịch Sa Pa là một trong những điểm đến được tìm kiếm và lựa chọn nhiều nhất trên trang tìm kiếm của Google (Google search, Youtube), các trang đặt phòng, diễn đàn du lịch (TripAdvisor, Lonely Planet), các tạp chí du lịch.Nhờ có các nền tảng này mà hình ảnh du lịch Sa Pa được du khách trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn, từ đó Sa Pa có thêm cơ hội phát triển du lịch bền vững 
 
Xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa triển khai thí điểm mô hình “3 không” trong chuyển đổi số 
 
Chiều ngày 12/6/2023, UBND xã Thiệu Trung tổ chức hội nghị triển khai mô hình “ 3 không” trong chuyển đổi số. Theo đó, mô hình “3 không” gồm: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Thiệu Trung là một trong 5 địa phương được lựa chọn triển khai thí điểm mô hình “3 không” trên địa bàn tỉnh nhằm tạo dựng môi trường số, hình thành công dân số, chính quyền số thực chất và hiệu quả. Chương trình diễn ra từ ngày 13/6 đến hết ngày 30/7/2023, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh 
 
Tây Ninh đưa DVCTT đến gần người dân hơn thông qua ứng dụng di động
 
UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo Sở TT&TT tham mưu xây dựng app Tây Ninh Smart - ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phiên bản mini app Tây Ninh Smart cung cấp các tiện ích như nộp hồ sơ trực tuyến, phản ánh hiện trường, hỏi đáp trực tuyến, đăng ký cửa hàng 4.0, thanh toán học phí trực tuyến, cập nhật các tin tức tuyên truyền từ chính quyền địa phương…Với việc triển khai mini app, tỉnh Tây Ninh đã đưa tiện ích công nghệ đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, giúp đơn giản hóa các bước tiếp cận và sử dụng ứng dụng cho người dân, đảm bảo người dân ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều có thể sử dụng dễ dàng, từ đó thúc đẩy việc triển khai chính quyền điện tử hướng tới hình thành chính quyền số 
 
Lục Yên nỗ lực chuyển đổi số
 
Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái là một trong những địa phương năng động và tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Bà Nông Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết: "Triển khai thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy, huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ công chức, viên chức về CĐS đã có chuyển biến tích cực. Đến nay, Lục Yên cấp 900 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức; 60 tài khoản cho các cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn, triển khai gửi, nhận văn bản giữa các đơn vị trong huyện, với cơ quan, ban, ngành của tỉnh trên môi trường mạng. Huyện đã thành lập tổ CĐS cộng đồng tại 24/24 xã, thị trấn góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả 
 
 
Chuyển đổi số ở nông thôn: Thêm tiện ích cho người dân 
 
Giải quyết thủ tục hành chính qua mạng, giao tiếp thông minh, thương mại điện tử…là những tiện tích mà công nghệ số mang lại làm đổi thay cuộc sống người dân. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số là tiền đề để Hà Nội xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại. Công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới xoay quanh 3 vấn đề chính: Phát triển chính quyền số, phát triển các chủ thể kinh tế số và phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Theo Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, nông thôn Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao 
 
Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
 
Sáng ngày 09/6, Sở TT&TT TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho các nhà báo trên địa bàn. Tại hội nghị, các diễn giả đã trao đổi, chia sẻ một số nội dung về xây dựng chiến lược chuyển đổi số báo chí; bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí…nhằm thúc đẩy việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung của đời sống xã hội trong tình hình mới 
Hải Nam (tổng hợp)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top