Hội nghị báo cáo về việc triển khai Chuyển đổi số và hạ tầng viễn thông tại Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
Bưu điện và Công an tỉnh Quảng Bình ký kết thỏa thuận hợp tác góp phần cải cách thủ tục hành chính
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đào tạo bán hàng và giám sát bán hàng cho lãnh đạo và cán bộ Bưu điện tỉnh Lào Cai
Với mục tiêu mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, đặc biệt là hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua mạng lưới Bưu điện Văn hóa xã để phục vụ người dân, ngày 13 và 14/5/2022, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức chương trình đào tạo kỹ năng Giám sát bán hàng cơ bản, kỹ năng bán hàng và kỹ năng ứng phó với từ chối cho cho 50 học viên là lãnh đạo và cán bộ chuyên quản kinh doanh, chuyên quản Bưu điện Văn hóa xã và đội ngũ nhân viên Bưu điện.
Bưu điện tỉnh Bắc Ninh triển khai tập huấn, hướng dẫn mở tài khoản, cách thức giao dịch cho các chủ thể nông sản
Theo bà Kiều Kim Châm, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Ninh: Postmart.vn là giải pháp trọn gói giúp các hộ sản xuất quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, toàn bộ những khâu bán hàng của các hộ sản xuất sẽ được Bưu điện thực hiện khép kín. Bưu điện tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân xây dựng kế hoạch hợp tác với 6 nội dung, trong đó nội dung quan trọng được triển khai trong năm 2022 là rà soát, thu thập thông tin của 18.432 hộ sản xuất nông nghiệp nhằm cập nhật, giới thiệu và bán nông sản trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.
Nghệ An: Hỗ trợ nông dân tham gia sàn thương mại điện tử
Hội Nông dân, Bưu điện thị xã Thái Hòa tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT Postmart.vn. Tham gia tập huấn là các chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn. Các học viên được hướng dẫn kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; cách tạo cửa hàng số để bán hàng; hỗ trợ đăng ký tài khoản đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, quy trình thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm của từng hộ sản xuất, thay cho cách làm truyền thống. Đồng thời, hướng dẫn quy trình đóng gói, kết nối mua bán trên sàn TMĐT Postmart.vn.Qua đó, thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm nông sản, hàng hóa truyền thống, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống người nông dân.
Bình Dương: Hỗ trợ nông dân bắt nhịp chuyển đổi số
Bưu điện tỉnh Bình Dương và Hội Nông dân tỉnh đã ký kết kế hoạch hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa năm 2022, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hội nông dân đăng ký tham gia các sàn TMĐT nhằm kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Hữu Thịnh, Giám đốc Bưu điện tỉnh Bình Dương, mạng lưới bưu điện tỉnh sẽ là kênh trung gian đưa sản phẩm của người nông dân đến với khách hàng. Để nông dân nâng cao năng lực chuyển đổi số, Bưu điện tỉnh Bình Dương và Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, internet và TMĐT cho cán bộ, hội viên nông dân, các chi, tổ hội nghề nghiệp.
Khánh Hòa: Việc phối hợp với đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT Postmart.vn có nhiều tín hiệu tích cực
Việc tiếp cận các sàn TMĐT là một thử thách lớn đối với nông dân, tuy nhiên, hoạt động này đã giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, thích ứng và thực hành sản xuất hàng hóa với nền nông nghiệp hiện đại 4.0, góp phần chuyển đổi số sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, sàn TMĐT sẽ mở thêm đầu ra cho nông sản, giúp minh bạch giữa người bán và người mua, giảm bớt khâu trung gian, giúp nông dân làm giàu bền vững.
Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân dùng dịch vụ công trực tuyến.
Tính đến ngày 11/5, cả nước đã có 14 tỉnh, thành phố tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số với 9.388 Tổ công nghệ số cộng đồng, 44.516 thành viên tham gia. Lạng Sơn và Hưng Yên là 2 địa phương đã hoàn thành việc triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% cấp xã. Đây là một trong những giải pháp mà địa phương đề nghị tập trung triển khai nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số, trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Nền tảng "Công dân số xứ Lạng" phục vụ người dân và doanh nghiệp
UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động triển khai nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” và phát triển tài khoản thanh toán điện tử. Người dân có thể tải phần mềm “Công dân số Xứ Lạng” trên kho dữ liệu điện thoại di động CHPlay/AppStore. Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” đi vào hoạt động thể hiện sự quyết tâm của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong việc xây dựng chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên nền tảng số. Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu có sự tham gia của toàn dân, người dân phải là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của chuyển đổi số.
Thái Nguyên triển khai mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt
Nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, từ cuối tháng 4/2022, Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Viettel Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ triển khai thí điểm tại chợ Hùng Sơn mô hình chợ 4.0.
Theo ông Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên, việc đẩy mạnh triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nằm trong kế hoạch phát triển trụ cột kinh tế số của tỉnh. Sau khi triển khai thí điểm thành công, sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ và các địa phương mở rộng mô hình ra các chợ trong toàn tỉnh nhằm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân, đồng thời, tạo nền tảng phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số.
Hải Phòng đưa chuyển đổi số vào đời sống xã hội
Theo ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, năm 2022 sẽ là năm đặt nền móng, động lực để Hải Phòng phát triển đột phá về chuyển đổi số. Để xây dựng chính quyền số, Hải Phòng tập trung vận hành hiệu quả mô hình thử nghiệm Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, cung cấp dịch vụ số tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị của người dân. Đối với kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ số vào các khu công nghiệp.
Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Vĩnh Long, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Mục tiêu đến năm 2025, Vĩnh Long sẽ có 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước và 100% lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Bắc Kạn: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi số
Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn xác định là năm thúc đẩy mạnh mẽ, hành động cụ thể về chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Bắc Kạn định hướng chuyển đổi từ chính quyền điện tử thành chính quyền số thông qua chuyển đổi từ tiếp cận theo hướng dịch vụ trở thành tiếp cận hướng dữ liệu; từ công nghệ Web thành công nghệ 4.0, đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT); từ sự tham gia của cơ quan nhà nước thành sự tham gia của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; từ cải cách thủ tục hành chính thành thay đổi mô hình quản trị...
Mặc dù đạt nhiều tiến bộ nhưng đến nay, hạ tầng kỹ thuật của Bắc Kạn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Tỉnh chưa có nhiều các ứng dụng công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), kết nối vạn vật (IoT),…Chưa hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, kết nối và chia sẻ, đối soát dữ liệu giữa các ngành.
Hue-S - Thành công nhờ lấy người dân làm trung tâm
Hue-S là ứng dụng nền tảng di động được xây dựng theo hướng siêu ứng dụng với định hướng một ứng dụng duy nhất tích hợp các dịch vụ thành phố thông minh và chính quyền số của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Năm 2021, nền tảng Hue-S đã có 610.512 người dùng thường xuyên (101,3% tổng số dân tỉnh Thừa Thiên - Huế sử dụng smartphone), tỷ lệ hài lòng đạt hơn 56%. Với Hue-S, tỉnh đã hình thành được kênh thông tin kết nối hợp nhất giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước, doanh nghiệp, người dân không bị lúng túng, khó khăn trong việc phải cài đặt sử dụng nhiều ứng dụng mà chỉ thông qua một nền tảng duy nhất để đáp ứng nhu cầu quản lý, cung cấp dịch vụ và thụ hưởng thông tin. Bước đầu đã hình thành mô hình cung cấp dịch vụ số và đã tạo được thói quen cho người dân và toàn xã hội khai thác dịch vụ số trên nền tảng Hue-S. Theo thông tin từ Sở TT&TT Thừa Thiên – Huế đến nay đã có 10 tập đoàn của Việt Nam, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh tích hợp vào nền tảng “Make in Viet Nam” Hue-S.