ảnh minh họa
Theo Thạc sĩ Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, các loại thuốc lá thế hệ mới cũng độc hại như thuốc lá thông thường. Vì vậy, Bộ Y tế có đề xuất cấm sử dụng dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm mới này (bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha).
Ngày 1/7, tại cuộc trao đổi thông tin báo chí về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với giới trẻ tại Việt Nam, các ý kiến đều cho rằng, các loại thuốc lá thế hệ mới này hiện thu hút giới trẻ bằng những thiết kế bắt mắt, quảng cáo hấp dẫn, thậm chí sử dụng chính giới trẻ, người nổi tiếng... trong chiến lược quảng cáo, bán hàng. Nếu không có các biện pháp mạnh sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ tương lai.
Đây là loại hình thuốc lá mới, tác hại của chúng gây ra không hề thấp hơn thuốc lá thông thường, thậm chí có những tác hại cấp tính ngay sau khi hút hơi đầu tiên như: Viêm phổi, đột quỵ, nguy cơ cháy nổ cao..., Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh.
Thành phần của các loại thuốc lá mới này bao gồm nicotine, acrolein, phân tử ultrafine, formaldehyde, acetaldehyde,… với hơn 15.000 hương liệu khác nhau. Hầu hết các chất đều mang hàm lượng độc tính cao, một số chất được xếp và nhóm gây ung thư và nghiêm trọng hơn, nhiều hương liệu của thuốc lá mới chiết xuất từ cây cannabis và marijuana được phát hiện có trong ma túy.
Cũng theo bác sỹ, các thành phần có trong thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không chỉ gây ra các tổn thương đến hệ thần kinh như gây nghiện, ảnh hưởng não, làm tăng nguy cơ sủ dụng thuốc lá thông thường mà còn gây ra tác hại đến sức khỏe. Nhiều đối tượng sử dụng bị phơi nhiễm các chất độc gây ung thư, tim mạch, hội chứng tổn thương hô hấp cấp dẫn đến tử vong (EVALI) và gây chấn thương do cháy nổ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định: Không có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu truyền thống. Thuốc lá điện tử là những sản phẩm thuốc lá nên chúng không thể được coi là công cụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiệu quả. Thế giới chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Ngược lại, bằng chứng từ các nước cho thấy, người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường. Nhiều người sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường.
Thực tế bối cảnh trong nước và quốc tế cho thấy, ngành công nghiệp thuốc lá đang ngày càng đưa ra nhiều chiêu thức quảng cáo, tiếp cận giới trẻ nhằm mở rộng thị trường thuốc lá thế hệ mới.
Tại Việt Nam, hiện tỷ lệ đang sử dụng, thuốc lá nung nóng chưa cao nhưng có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 2015, tỷ lệ người đã từng hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam là 1,1% và 0,2% đang sử dụng. Tuy nhiên, điều tra sức khỏe học đường năm 2019 đã cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử từ độ tuổi 13-17 là 2,7%. Thực tế cũng cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ.
Thành phần của các loại thuốc lá mới này bao gồm nicotine, acrolein, phân tử ultrafine, formaldehyde, acetaldehyde,… với hơn 15.000 hương liệu khác nhau. Hầu hết các chất đều mang hàm lượng độc tính cao, một số chất được xếp và nhóm gây ung thư và nghiêm trọng hơn, nhiều hương liệu của thuốc lá mới chiết xuất từ cây cannabis và marijuana được phát hiện có trong ma túy.
Cũng theo bác sỹ, các thành phần có trong thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không chỉ gây ra các tổn thương đến hệ thần kinh như gây nghiện, ảnh hưởng não, làm tăng nguy cơ sủ dụng thuốc lá thông thường mà còn gây ra tác hại đến sức khỏe. Nhiều đối tượng sử dụng bị phơi nhiễm các chất độc gây ung thư, tim mạch, hội chứng tổn thương hô hấp cấp dẫn đến tử vong (EVALI) và gây chấn thương do cháy nổ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định: Không có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu truyền thống. Thuốc lá điện tử là những sản phẩm thuốc lá nên chúng không thể được coi là công cụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiệu quả. Thế giới chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Ngược lại, bằng chứng từ các nước cho thấy, người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường. Nhiều người sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường.
Thực tế bối cảnh trong nước và quốc tế cho thấy, ngành công nghiệp thuốc lá đang ngày càng đưa ra nhiều chiêu thức quảng cáo, tiếp cận giới trẻ nhằm mở rộng thị trường thuốc lá thế hệ mới.
Tại Việt Nam, hiện tỷ lệ đang sử dụng, thuốc lá nung nóng chưa cao nhưng có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 2015, tỷ lệ người đã từng hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam là 1,1% và 0,2% đang sử dụng. Tuy nhiên, điều tra sức khỏe học đường năm 2019 đã cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử từ độ tuổi 13-17 là 2,7%. Thực tế cũng cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ.